Y Học Cổ Truyền HCM

Cấy chỉ - phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc của YHCT mang lại hiệu quả cao

Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ, là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống, là kỹ thuật cao của châm cứu Việt Nam.

I. Giới thiệu phương pháp cấy chỉ

   Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào vị trí huyệt trong cơ thể nhằm duy trì sự kích thích liên tục lên các huyệt này qua đó để đạt hiệu quả điều trị.

   Cấy chỉ thường được tiến hành trong khoảng từ 15 – 30 phút tùy vào tình trạng bệnh. Kèm theo đó là tác dụng lâu dài khi chỉ được cấy vào cơ thể, có tác dụng đến 15 – 20 ngày. Nhờ vậy mà bệnh nhân không cần đến làm thủ thuật mỗi ngày.

Hiện nay có 02 loại chỉ được sử dụng rộng rãi chính là: Chỉ catgut & Chỉ PDO.

chi pdo
kim cay chi khanh phong

(Ảnh minh họa)

II. Lịch sử hình thành

Cấy chỉ được khởi đầu bằng việc xuất hiện các loại chỉ tự tiêu trong phẫu thuật sau đó ứng dụng vào lĩnh vực thẩm mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XX. Sau đó việc đưa chỉ tự tiêu vào những vị trí huyệt trong cơ thể với mục đích điều trị bệnh bắt đầu xuất hiện từ những cách hết sức đơn giản như rạch da chôn chỉ, thắt gút chỉ…và cho đến hiện nay nó đã không ngừng cải tiến để nhằm điều trị bệnh nhưng giảm đau đớn và thuận tiện hơn cho người bệnh rất nhiều. Cụ thể:

​- Trên thế giới

​   + Tại Hungari, năm 1990 cấy chỉ được chọn là phương pháp điều trị chính thức tại Hội điều trị bằng các phương pháp tự nhiên Hungari. Sau đó cấy chỉ đã được sử dụng điều trị cho bệnh nhân nội ngoại trú ở Viện châm cứu và phục hồi chức năng Yamamoto Budapest. Cấy chỉ được xem là một phương pháp điều trị chính thống, được giảng dạy ở các trường y khoa với hiệu quả vượt trội với châm cứu.

​   +Tại Hàn Quốc, kim  châm cứu với sợi chỉ Polydioxanone (PDO) sử dụng cho các cơ ở lưng với mục đích giảm đau và kích thích cơ yếu và từ đó được áp dụng nhiều hơn trong nước cũng như xuất hiện ở các nước khác như Singapore, Nhật Bản, Nga…

​- Tại Việt Nam

​   + Trước năm 1980, tại Khoa Phổi Viện Quân y 103 đã áp dụng cấy chỉ điều trị Hen phế quản.

​   + Những năm 80, 90 của thế kỷ XX, phương pháp cấy chỉ được áp dụng rộng hơn và mang lại nhiều hiệu quả trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp, tê chân tay, động kinh, bại liệt…

​   + Năm 2013, Bộ Y tế đưa quy trình cấy chỉ vào phác đồ điều trị.

​Hiện nay, Cấy chỉ được đưa vào chương trình giảng dạy của các cơ sở đào tạo Y khoa cũng như được dùng phổ biến tại nhiều cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có  Phòng khám YHCT Bác sĩ Thuỷ đã ứng dụng cấy chỉ trong một số bệnh lý để điều trị như Viêm mũi xoang, hội chứng vai gáy, đau thần kinh tọa, đau lưng, thoái hóa khớp gối,  mất ngủ, liệt thần kinh VII ngoại biên, di chứng liệt nửa người sau đột quỵ não… mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

caychi

(Ảnh minh họa)

III. Cơ chế và ứng dụng của phương pháp cấy chỉ

* Về cơ chế

          Theo Y học hiện đại:

​Cũng giống như châm cứu việc cấy chỉ vào huyệt sẽ tạo ra tình trạng dãn mạch và tăng tuần hoàn tại chỗ, giải phóng các chất trung gian gây nên tác dụng giảm đau, không chỉ vậy việc kích thích các cơ, tổ chức tại chỗ rồi thông qua sợi thần kinh sẽ truyền những tín hiệu đến các cơ quan nội tạng, vùng não tương ứng từ đó sẽ gây những phản ứng toàn thân nhằm điều hòa lại những rối loạn chức năng ở tổ chức bệnh.

​Ngoài ra với bản chất các sợi chỉ là những Protein tự tiêu, khi sợi chỉ tiêu sẽ gây ra quá trình phản ứng hóa sinh, do đó cấy chỉ còn có tác dụng:

Tăng tái tạo protein và carbonhydrat , giảm dị hóa, tăng đồng hóa, tăng protein, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ.

Tăng sinh mạch máu nhỏ, cải thiện tuần hoàn máu ở vùng tác động.

Kích thích sinh những sợi thần kinh mới trong bó cơ.

          Theo Đông y

Khi bị bệnh cơ thể sẽ có những phản ánh tại các huyệt. Người thầy thuốc sau khi khám bệnh để tìm ra được nguyên nhân, cơ chế bệnh rồi từ đó đưa ra phương pháp điều trị, phương huyệt cụ thể để tác động vào qua đó điều chỉnh lại những rối loạn chức năng trong cơ thể.

Như đã đề cập ở trên việc cấy chỉ vào huyệt nhất định, huyệt đó sẽ được kích thích liên tục và sẽ tạo ra không chỉ tác dụng lưu thông khí huyết tại chỗ mà còn có thể điều hòa kinh lạc, tạng phủ bị rối loạn, loại trừ nguyên nhân gây bệnh từ đó đạt mục đích trị bệnh.

*Về ứng dụng:

Cấy chỉ được thực hiện bởi Bác sĩ đã qua đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền, được cấp chứng chỉ hành nghề, theo Quy định của pháp luật về khám chữa bệnh.

Với sự tiện lợi và hiệu quả của phương pháp cấy chỉ, phương pháp này được ứng dụng trong rất nhiều các chuyên khoa khác nhau, từ cơ xương khớp, thần kinh, tiêu hoá… trong đó vấn đề đau mạn tính đang được quan tâm khá nhiều (đau lưng, đau dây thần kinh tọa, thoái hoá khớp…) với hiệu quả và tính an toàn đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu từ trong nước cho đến nước ngoài, cũng như từ thực tế lâm sàng tại  Phòng khám YHCT Bác sĩ Thuỷ cho thấy:

 Các bệnh lý thoái hoá cột sống cổ, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa, thoái hoá khớp gối hiệu quả của phương pháp cấy chỉ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ, tuổi tác, nguyên nhân nhưng thông thường trải qua khoảng 2-8 liệu trình (lần) mang lại hiệu quả tích cực.

caychi

(Ảnh minh họa)

IV. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định:

  • Các bệnh nhân có bệnh mạn tính ( Đau do các nguyên nhân xương khớp – thần kinh; Liệt do đột quỵ , bệnh lý thần kinh ngoại biên; Rối loạn chức năng;..) sau liệu trình điều trị bằng châm cứu, chờ liệu trình điều trị tiếp theo.
  • Các bệnh nhân ở xa không có điều kiện đi châm cứu hàng ngày

Chống chỉ định:

  • Các bệnh cấp cứu
  • Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai và nghi ngờ có thai
  • Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc có bệnh da liễu
  • Dị ứng với chỉ tự tiêu ( chỉ catgout)
  • Sốt & cơn tăng huyết áp
  • Người có bệnh sợ kim
  • Người bệnh thần kinh không tỉnh táo

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
  2. Lê Thuý Oanh (2010), Cấy chỉ, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
  3. Trịnh Thị Diệu Thường (2020), Cấy chỉ cơ bản trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học.
  4. Cho Y, et al (2018), “Thread embedding acupuncture for musculoskeletal pain: a systematic review and meta-analysis protocol”, BMJ Open, 8:e015461. doi:10.1136/bmjopen-2016-015461
  5. Park JM, Lee JS et al (2018), “A systematic review ơn thread embedding therapy of knee osteoarthritis”, Korean Journal of Acupunture, 35(4):159-165.

Frequently asked questions

Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.

Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.

Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.

We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.

Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.

Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem

Xem thêm

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, tuân thủ theo chuẩn mực phác đồ của Bộ Y Tế và tận dụng triệt để những ưu điểm của Y Học Cổ Truyền chưa?

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”