Y Học Cổ Truyền HCM

Đau cổ vai gáy

Hội chứng cổ vai cánh tay gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, rối loạn dây thần kinh cổ, tủy cổ hoặc rối loạn chức năng rễ.

I. Đau cổ vai gáy là bệnh gì?

Hội chứng cổ vai cánh tay gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, rối loạn dây thần kinh cổ, tủy cổ hoặc rối loạn chức năng rễ. Tùy theo vị trí tổn thương, đặc biệt là nhóm dây thần kinh mà hội chứng gây đau nhức và triệu chứng khác nhau. Hội chứng cổ vay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ (hoặc tủy cổ) mà không liên quan tới các bệnh lý viêm. 

cach chua dau vai gay

(Ảnh minh họa)

II. Nguyên nhân gây bệnh

Thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ : chiếm khoảng 20 – 25% trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay, nhiều bệnh nhân do cả hai nguyên nhân thoát vị đĩa đệm lẫn thoái hóa cột sống cổ gây ra.

Nguyên nhân khác: 

  • Hội chứng cổ vai cánh tay có thể do chấn thương, nhiễm trùng, khối u, bệnh lý viêm khác,… gây tổn thương hoặc chèn ép rễ/dây thần kinh khu vực này.
  • Đối tượng nguy cơ cao mắc hội chứng này là những người làm công việc dễ gây tổn thương,  thoái hóa cột sống cổ như: lái xe, nhân viên văn phòng, người lao động nặng, thường xuyên bê vác nặng trên vai, cổ,…
  • Dù không quá nguy hiểm đến tính mạng song hội chứng này thực sự ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng vận động lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cảm giác đau nhức, tê ngứa, giảm vận động khiến người bệnh khó có thể sinh hoạt lẫn làm việc bình thường.
  • Hơn nữa, nếu hội chứng cổ vai cánh tay không được điều trị, tổn thương tiếp tục xảy ra và nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như: liệt vĩnh viễn, hẹp ống sống cổ, chèn ép tủy, thiếu máu não, đột quỵ, tàn tật, tử vong,…
  • Vì thế với này, phát hiện bệnh và điều trị sớm là điều tốt nhất, giúp hạn chế biến chứng, điều trị thuận lợi và phục hồi chức năng cho thần kinh ảnh hưởng tốt hơn.
thoat vi dia dem co

(Ảnh minh họa)

III. Triệu chứng bệnh

Dấu hiệu của mỗi bệnh nhân bị hội chứng cổ vai cánh tay có thể khác nhau do vị trí rễ thần kinh bị tổn thương là khác nhau. Ngoài ra, triệu chứng cũng phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ tổn thương và giai đoạn bệnh. 

Triệu chứng thường gặp nhất do hội chứng cổ vai cánh tay gây ra gồm:

  • Hội chứng cột sống cổ:

Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau khi vận động cổ quá mức, hoặc sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ và mạn tính.

Đau đớn đi kèm với tổn thương rễ thần kinh khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động cột sống cổ, có thể có dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong cột sống cổ cấp tính.

  • Hội chứng rễ thần kinh:

Hội chứng cổ vai cánh tay với nhóm bệnh này thường gây đau vùng gáy, lan xuống vai, cánh tay bàn tay hoặc lan lên vùng chẩm. Cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn nếu cố gắng gập cổ hoặc xoay đầu.

Do dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương nên bệnh nhân thường bị rối loạn cảm giác, vận động như: yếu cơ, cảm giác tê bì, rát bỏng thường xuyên của vùng cánh tay, bàn tay, vai hoặc các ngón tay.

  • Hội chứng tuỷ cổ:

Hội chứng cổ vai cánh tay nhóm này thường xuất phát từ tình trạng lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng tê bì, mất cảm giác và khả năng điều khiển vận động tay thường xuất hiện đầu tiên. Nếu tiến triển  nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng liệt hai tay, liệt hai chân, liệt tứ chi, rối loạn phản xạ đại tiểu tiện,…

 

  • Hội chứng động mạch sống nền:

Triệu chứng thường gặp nhất là cảm giác mờ mắt, ù tai, đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, giảm thị lực,… Triệu chứng này rất dễ gây nhầm lẫn với tổn thương thần kinh hoặc tình trạng sức khỏe khác, bệnh nhân cần lưu ý phân biệt.

 

  • Triệu chứng khác:

Bệnh nhân mắc hội chứng cổ vai cánh tay có thể gặp một số triệu chứng khác tùy vào tình trạng tổn thương như:

+ Rối loạn thần kinh thực vật: Gây rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng tay hoặc chẩm vai, ù tai, đau,…

+ Triệu chứng toàn thân: Rét run, sốt, sụt cân, thường xuyên vã mồ hôi về ban đêm,… Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng, cần lưu ý để tránh chẩn đoán sai.

thoat vi dia dem co

(Ảnh minh họa)

IV. Điều trị & phòng ngừa

Điều trị hội chứng đau cổ vai cánh tay

Tùy vào triệu chứng và mức độ tổn thương, bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay sẽ được xem xét điều trị độc lập hoặc kết hợp nhiều phương pháp như:

  • Phương pháp không dùng thuốc:

Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …).

Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.

Tập vận động cột sống cổ, vai, cánh tay với các bài tập thích hợp.

Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu: Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, kéo giãn cột sống.

  • Dùng thuốc:

Thuốc giảm đau: Tùy mức độ đau, có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp các nhóm thuốc sau:

+ Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol viên 0,5-0,65g x 2-4 viên/24h (không dùng quá 4 gam paracetamol/24h).

+ Thuốc giảm đau dạng phối hợp: Paracetamol kết hợp với một opiad nhẹ như codein hoặc tramadol: 2-4 viên/24h.

+ Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Lựa chọn một thuốc thích hợp tùy cơ địa bệnh nhân và các nguy cơ tác dụng phụ. Liều thường dùng: diclofenac 75-150 mg/ngày; piroxicam 20 mg/ngày; meloxicam 7,5-15 mg/ngày; celecoxib 100-200 mg/ngày; hoặc etoricoxib 30-60 mg/ngày. Nếu bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa nên dùng nhóm ức chế chọn lọc COX-2 hoặc phối hợp với một thuốc ức chế bơm proton.

Thuốc giãn cơ:

+ Thường dùng trong đợt đau cấp, đặc biệt khi có tình trạng co cứng cơ.

+ Các thuốc thường dùng: Epirisone 50 mg x 2-3 lần/ngày, hoặc tolperisone 50-150 mg x 2-3 lần/ngày), hoặc mephenesine 250 mg x 2-4 lần/ngày, hoặc diazepam.

Các thuốc khác:

+ Thuốc giảm đau thần kinh: Có thể chỉ định khi có bệnh lý rễ thần kinh nặng hoặc dai dẳng, nên bắt đầu bằng liều thấp, sau đó tăng liều dần tùy theo đáp ứng điều trị: gabapentin 600-1200 mg/ngày, hoặc pregabalin 150-300 mg/ngày.

+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng (liều thấp): amitriptyline hoặc nortriptyline (10-25 mg/ngày) khi có biểu hiện đau thần kinh mạn tính hoặc khi có kèm rối loạn giấc ngủ.

+ Vitamin nhóm B: Viên 3B (B1, B6, B12) hoặc dẫn chất B12 mecobalamin (1000 -1500 mcg/ngày).

+ Corticosteroid: Trong một số trường hợp có biểu hiện chèn ép rễ nặng và có tính chất cấp tính mà các thuốc khác ít hiệu quả, có thể xem xét dùng một đợt ngắn hạn corticosteroid đường uống (prednisolone, methylprednisolone) trong 1-2 tuần.

  • Điều trị ngoại khoa:

Khi hội chứng cổ vai cánh tay do dị dạng, hẹp cột sống thì cần can thiệp phẫu thuật để khắc phục, giải phóng dây thần kinh. Lúc này triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Châm cứu điều trị đau mỏi vai gáy

(Ảnh Châm cứu điều trị đau mỏi vai gáy)

Phòng ngừa

Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.

Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.

Cuối cùng, đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

 

Frequently asked questions

Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.

Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.

Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.

We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.

Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.

Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem

Xem thêm

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, tuân thủ theo chuẩn mực phác đồ của Bộ Y Tế và tận dụng triệt để những ưu điểm của Y Học Cổ Truyền chưa?

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”