Y Học Cổ Truyền HCM

Châm cứu

Ngày nay, việc điều trị bệnh hướng đến các phương pháp tự nhiên, an toàn đang được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, châm cứu được xem là một phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh. Vậy thực sự châm cứu có hiệu quả tốt đến thế hay không và những bệnh nào có thể điều trị bằng châm cứu?

I. Giới thiệu phương pháp châm cứu

Đây là phương pháp đưa những cây kim mỏng đã được vô trùng vào các điểm (huyệt đạo) trên cơ thể, châm cứu sẽ giúp dòng chảy năng lượng, khí tắc nghẽn gây ra tình trạng đau được lưu thông, điều hòa lại hoạt động bình thường của kinh lạc.
Châm cứu điều trị đau mỏi vai gáy

Bệnh nhân đang điều trị bằng Châm cứu kết hợp với máy điện châm

Kim châm cứu thường nhỏ, mỏng và mềm dẻo hơn so với loại kim thông thường, vì vậy bạn chỉ cảm thấy đau nhẹ chứ không gây cảm giác đau đớn dai dẳng như bị kim châm. Tại  Phòng Khám YHCT Bác Sĩ Thuỷ đang sử dụng loại kim châm với kích thước rất nhỏ, ít gây khó chịu, bệnh nhân thường không cảm thấy gì khi đâm kim hoặc đau rất nhẹ.
châm cứu
Hiện nay, bên cạnh phương pháp châm truyền thống, còn có các phương pháp khác như mãng châm, diện châm, nhĩ châm, tỵ châm, thủy châm, laser châm, châm tê… Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng đối với từng mặt bệnh, được cân nhắc lựa chọn tùy theo tình trạng bệnh nhân. 

II. Cơ chế tác động của châm cứu

Theo Y học hiện đại: Châm cứu gây ra 03 loại phản ứng trên cơ thể
  • Phản ứng tại chỗ: Châm vào huyệt là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ
  • Phản ứng tiết đoạn : Thần kinh tuỷ sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm 2 ngành trước và sau, chi phối vận động, cảm giác một vùng cơ thể gọi là một tiết đoạn. Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn. Khi nội tạng có bệnh người ta thấy có hiện tượng tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết đoạn với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật… Và khi châm cứu hoặc tác động vào các vùng da trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở nội tạng.
  • Phản ứng toàn thân: Sau khi châm, từng luồng xung động thần kinh không ngừng được dẫn truyền vào tuỷ sống (dẩn truyền xung động thần kinh là đo các chất acetylcholin…) từ đó dẫn truyền qua bó tuỷ lên hành não vỏ não. Thường thường trong khi châm và sau một đợt điều trị bằng châm cứu các thể dịch như adrenalin, histamin, acetylcholin, morphinelin (đặc biệt là  endorphin) cũng có những biến đổi ảnh hưởng đến các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, sự chuyển hoá các chất.
Theo Y học cổ truyền:
  •  Sức khỏe là kết quả của sự cân bằng hài hòa giữa hai thái cực bổ sung “âm” và “dương” của sinh lực và được gọi là “khí”. Bệnh tật được cho là hậu quả của sự mất cân bằng của 2 yếu tố âm dương này. Khí được cho là dòng chảy qua các kinh mạch, hay các con đường, trong cơ thể con người. Những kinh mạch và dòng năng lượng này có thể được tác động thông qua 2000 huyệt đạo trên cơ thể. Chèn kim vào những huyệt đạo này với sự kết hợp thích hợp được cho là sẽ đưa dòng năng lượng trở lại trạng thái cân bằng để mang lại sức khỏe cho người sử dụng.
co che tac dung cham cuu

(Ảnh minh họa)

III. Tác dụng của châm cứu

Giảm nhanh các cơn đau: Một trong những tác dụng hàng đầu, quan trọng nhất của phương pháp châm cứu là tác dụng giảm đau. Châm cứu giúp những người bệnh mạn tính giảm được đau đớn, đặc biệt là những cơn đau dai dẳng, đau nhức xương khớp, đau đầu, đau vai gáy, đau lưng,…

An thần, thư giãn:

  • Châm cứu tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu, thư giãn, giảm căng thẳng và kiểm soát trầm cảm, lo âu. Đồng thời, châm cứu giúp tăng tính dẻo dai của thần kinh, ức chế các chất trung gian tiền viêm và từ đó giúp cơ thể giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
  • Những người có rối loạn về thần kinh có thể sử dụng châm cứu như một phương pháp trị liệu an toàn, giúp tinh thần thoải mái, thư thái hơn, cải thiện các rối loạn thần kinh.  

Cải thiện chức năng tiêu hoá: Nhiều nghiên cứu cho rằng châm cứu có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đường tiêu hoá. Thực tế cho thấy hơn 80% trường hợp sử dụng điện châm làm giảm các triệu chứng ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, điều hoà lượng acid trong dạ dày.  

Giảm béo phì:

  • Nhiều nghiên cứu cho thấy châm cứu giúp giảm béo phì ưu việt hơn các phương pháp khác, giúp người bệnh giảm chỉ số BMI, giảm vòng eo và giảm tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
  • Châm cứu tác động trực tiếp của kim châm vào huyệt thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo thông qua kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, điều chỉnh hoạt động chuyển hoá để giảm cảm giác thèm ăn. 

Giảm ảnh hưởng hoá xạ trị: Theo hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, châm cứu có thể ngăn chặn được tác dụng xấu gây ra do quá trình xạ trị ở bệnh nhân ung thư. Châm cứu kết hợp các phương pháp khác nâng cao miễn dịch, kích thích sản sinh chất giảm đau tự nhiên, kiểm soát tác dụng không mong muốn của xạ trị.  

Nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc: Ứng dụng châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng sử dụng thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn đến 47% so với những bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc. 

 

cham cuu co vai gay

( Hình ảnh bệnh nhân châm cứu tại phòng khám Bs Thủy )

IV. Chỉ định và chống chỉ định khi châm cứu

Chỉ định châm cứu
Châm cứu được chỉ định rộng rãi để chữa nhiều chứng bệnh thuộc nhiều hệ cơ quan khác như, cụ thể:
  • Hệ thần kinh: nhức đầu, mất ngủ, co giật, đau hoặc liệt các dây thần kinh ngoại biên, các trường hợp liệt sau tai biến,…
  • Hệ tuần hoàn: rối loạn nhịp cơ năng, tăng huyết áp, rối loạn vận mạch chi,…
  • Hệ hô hấp: ho, hen phế quản nhẹ và vừa, khó thở, viêm phế quản,…
  • Hệ tiết niệu – sinh dục: bí đái, đái dầm, đái không tự chủ, di tinh, liệt dương, rối loạn kinh nguyệt,…
  • Ngũ quan: các bệnh lý liên quan đến tai (ù tai, giảm thính lực), viêm mũi dị ứng, viêm đau mắt đỏ,…
Chống chỉ định châm cứu
Một số trường hợp không nên châm cứu như: 
  • Các trường hợp bệnh lý thuộc diện cấp cứu. 
  • Người có sức khoẻ yếu, thiếu máu, người có tiền sử hoặc bệnh lý tim mạch. 
  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh. 
  • Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi như vừa lao động xong, mệt mỏi, đói,…
  • Một số huyệt không có chỉ định châm hoặc cứu sâu như: Phong phủ, Nhũ trung,…

Frequently asked questions

Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.

Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.

Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.

We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.

Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.

Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem

Xem thêm

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, tuân thủ theo chuẩn mực phác đồ của Bộ Y Tế và tận dụng triệt để những ưu điểm của Y Học Cổ Truyền chưa?

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”