Home / Blog YHCT / Kiến thức bệnh lý / Các di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não
Các di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm, có thể để lại di chứng nặng nề nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó việc điều trị và phục hồi chức năng sau tai biến là việc làm cần thiết để đảm bảo người bệnh có cuộc sống tốt hơn.
1. Phân loại tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ) là một dạng tổn thương xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy, do dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn. Thiếu oxy và các chất dinh dưỡng khiến tế bào não chết nhanh. Vì thế, các cơn đột quỵ xảy ra không được cấp cứu kịp thời có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Có thể chia tai biến mạch máu não thành 3 loại chính:
- Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ ( Nhồi máu não ): Là loại phổ biến nhất với khoảng 87% số ca mắc tính trong tổng số trường hợp bị tai biến. Nó xảy ra khi vì một lý do, ví dụ như: động mạch bị tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông cung cấp oxy cho não.
- Tai biến mạch máu não do xuất huyết não: Xảy ra khi một động mạch não bị vỡ do phình to hoặc do sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. Có thể xảy ra ở trong não hoặc giữa não với hộp sọ.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Một số người có thể gọi đây là cơn đột quỵ nhỏ (ministroke). TIA có thể xuất hiện khi sự lưu thông máu đến một phần của não không đủ trong một khoảng thời gian ngắn. Nhìn chung đây là trường không nguy hiểm, ít để lại biến chứng nghiêm trọng. Não sẽ hoạt động bình thường trở lại khi nhận đủ lượng máu cung cấp.
2. Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não có thể kể đến như:
- Tuổi: Những người trong độ tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao hơn những nhóm khác.
- Cân nặng: Béo phì là một trong số nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não.
- Tiền sửa mắc tai biến mạch máu não hoặc trong gia đình có người bị tai biến mạch máu não.
- Có tiền sử mắc một số bệnh như: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, cholesterol máu cao ?( Mỡ máu cao ), các bệnh liên quan đến tim mạch…
- Ít vận động
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy…
- Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não cao hơn nữ giới.
Nếu tai biến mạch máu não được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được tối đa di chứng. Việc phát hiện muộn tai biến mạch máu não có thể để lại những hậu quả nặng nề như liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn, mất trí nhớ thậm chí là tử vong.
3. Các di chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não
Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra với người mắc tai biến mạch máu não:
- Liệt: Có thể liệt một số bộ phận trên cơ thể như tay hay chân hoặc liệt nửa người.
- Khó khăn trong việc nói hoặc nuốt: Tai biến mạch máu não có ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ miệng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ăn uống và diễn đạt suy nghĩ của mình qua lời nói biểu hiện: nói ngọng, nói lắp, nhiều trường hợp không nói được.
- Rối loạn nhận thức: Là một trong những biến chứng nặng nề nhất khiến người bệnh. Theo đó, tình trạng sa sút trí tuệ, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, phán đoán chậm chạp, hay quên, suy giảm hoặc thậm chí mất trí nhớ.
- Rối loạn cảm xúc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não thường khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ dẫn đến trầm cảm.
- Đau: Xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.
- Giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc: Những bệnh nhân tai biến mạch máu não cần sự chăm sóc nhiều hơn từ người thân. Họ có thể gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày thậm chí chỉ có thể nằm một chỗ nếu gặp tai biến nặng.
IV. Biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não não nặng
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não phụ thuộc vào mức độ của loại biến chứng mà người bệnh gặp phải. Ví dụ: Giúp họ tập đi lại trong trường hợp mất vận động chân, tập nói và ăn uống trong trường hợp mất vận động cơ mặt hay giúp người bệnh cải thiện khả năng tư duy, phán đoán trong trường hợp bị rối loạn nhận thức…
Biến chứng thường gặp nhất sau tai biến là liệt, liệt một bộ phận hoặc liệt nửa người nhất là trong những ca tai biến mạch máu não nặng. Chính vì thế mà việc kết hợp Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng có thể giúp bệnh nhân lấy lại một phần hoặc toàn bộ khả năng vận động.
Khắc phục di chứng cần thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian dài 1-2 năm, do đó sau khi trở về nhà bệnh nhân vẫn cần tiếp tục tập luyện mới đem lại kết quả hồi phục sau di chứng tăng cao.
1. Các bài tập vận động phục hồi chức năng
Bài tập chân: Ngồi thẳng trên ghế, cố gắng đưa chân trái lên song song với sàn nhà rồi từ từ hạ xuống, sau đó đến chân phải và tuần tự lặp đi lặp lại với 2 chân như vậy với 10 lần mỗi bên.
Xoay người: Ngồi thẳng, đặt tay phải vào phía bên ngoài đùi trái sau đó nhẹ nhàng xoay người sang trái, trở lại tư thế bình thường và làm tương tự với bên phải, mỗi bên 15 lần.
Bài tập co gối: Nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. Từ từ co một chân lên, dùng 2 tay giữ đầu gối và kéo chân này về phía ngực, giữ như thế từ 5-10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, làm tương tự với chân còn lại. Mỗi chân tập động tác này từ 10-15 lần
Bài tập cánh tay: Bài tập này tương tự như việc nâng tạ đơn, tuy nhiên ban đầu nên tập với tay không sau đó mới tăng dần trong lượng của mà người bệnh cầm.
Bài tập vai: Đặt một chai nước hoặc bất kỳ vật nào đó trên bàn, cố gắng duỗi thẳng hết mức cánh tay bên tay liệt để với lấy chai nước. Thực hiện động tác 5 lần, mỗi lần để chai nước cách xa thêm một chút.
Bài tập cổ tay: Cầm một chai nước bên tay liệt, sử dụng cổ tay nâng lên và hạ xuống chai nước, lặp lại động tác này 10 lần.
2. Y học cổ truyền: Cấy chỉ, châm cứu, bấm huyệt.
- Theo YHCT: Châm cứu – Cấy chỉ huyệt đạo giúp đả thông kinh mạch, từng bước phục hồi vùng kinh mạch bị tổn thương.
- Theo Y học hiện đại: Sự kích thích của kim châm giúp làm tăng lưu lượng máu và đồng thời kích hoạt các hormone nội sinh của cơ thể. Giúp điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh, tạo chuỗi phản ứng kích thích hệ thần kinh bị tê liệt, tác động dây chuyền lên hệ thần kinh não bộ, thực hiện nhiệm vụ điều khiển các hoạt động của cơ thể.
Mọi thông tin đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị từ bác sĩ. Để được bác sĩ tư vấn/ đặt lịch khám bệnh hãy gọi ngay số HOTLINE 036 393 3369.