- Thủ thuật
Cấy chỉ
Là phương pháp đưa một đoạn chỉ tự tiêu vào vị trí huyệt trong cơ thể. Lưu tại đó nhiều ngày có tác dụng tương tự phương pháp châm cứu.
Châm cứu
Đây là phương pháp đưa những cây kim mỏng đã được vô trùng vào các điểm (huyệt đạo) trên cơ thể.
Xoa bóp bấm huyệt
Là phương pháp trị liệu bằng tay, người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh.
Hồng ngoại trị liệu
Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt, vì nhiệt độ của tia hồng ngoại rất cao. Giúp giảm đau nhức, chống viêm, chống co cứng cơ, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Cứu ngải
Cứu ngải có tác dụng điều khí, khai thông các huyệt đạo bị tắc nhằm phòng và điều trị bệnh. Sức nóng từ mồi ngải đi sâu vào huyệt đạo tạo cảm giác thoải mái.
Thủy châm
Thủy châm là phương pháp dùng kim tiêm thuốc vào các huyệt đạo, tác động đúng huyệt vị nên hiệu quả nhanh và tăng hơn.
Kéo dãn cột sống
Kéo giãn cột sống là phương pháp dùng 1 lực để kéo giãn cột sống hay một đoạn cột sống với mục đích giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh về cột sống.
Điện xung
Là phương pháp điều trị sử dụng các dòng điện xung có tần số khác nhau giúp kích thích thần kinh bằng điện qua da.
Máy nén ép
Là một thiết bị Vật lý trị liệu có công dụng xoa bóp các vùng trên cơ thể như các chi và eo.
- Bệnh lý
Hội chứng cổ vai cánh tay
Gồm nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, rối loạn dây thần kinh cổ, tủy cổ hoặc rối loạn chức năng rễ.
Đau đầu
Gồm chứng đau nửa đầu, đau đầu do chấn thương hoặc do nguồn gốc từ thần kinh mạch máu.
Thoái hóa khớp
Triệu chúng đặc trưng: Đau, cứng khớp, lạo xạo khớp khi vận động, teo cơ, sưng tấy. Các vị trí khớp dễ bị thoái hóa như: Cột sống cổ-thắt lưng, gối, háng, cổ tay, khớp bàn ngón tay,..
Di chứng sau tai biến mạch máu não
Khi xảy ra tai biến mạch máu não, tế bào não chết đi sẽ gây ra nhiều biến chứng về thần kinh và vận động, như: Liệt nửa người, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, nói khó, sa sút trí tuệ,...
Liệt dây thần kinh VII ngoại biên
Là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt.
Đau lưng, Đau thần kinh tọa, Thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau thắt lưng, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân ngoại lực (do tư thế lao động, sinh hoạt không phù hợp, hoạt động quá sức) và nguyên nhân bệnh lý (thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, sỏi thận, loãng xương,..)
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn tiến âm thầm, có thể gây các biến chứng huyết khối tĩnh mạch nông và sâu gây đau, phù nề hai chi dưới. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây chảy máu, loét chân không lành…, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh.
Suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể thường gặp trên người lao động chân tay hay lao động trí óc quá sức, phụ nữ sau sanh, ở người có nhiều bệnh mạn tính và người già. Triệu chứng: Mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém, sụt cân, hay quên,...
Mất ngủ
Mất ngủ là một tình trạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm các dấu diệu: không ngủ được, thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, giấc ngủ kém chất lượng.
- Blog Y Học Cổ Truyền
Tin tức y tế - sức khỏe
Cập nhật những thông tin y tế mới nhất. bao gồm các thông tin trong các lĩnh vực khác nhau trong ngành y tế.
Dược liệu cổ truyền
Chia sẻ công dụng các dược liệu từ cây cỏ, động vật, khoáng vật bản địa quen thuộc, hay gọi là Thuốc Nam. Cách chế biến cũng chuộng cách dùng nguyên liệu ở dạng tươi hoặc sấy khô .
Tài liệu y khoa
Cập nhật phác đồ điều trị mới theo ý kiến của các hội đồng chuyên môn xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn và quy định bảo đảm công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh lý kịp thời.
Dưỡng sinh trị bệnh
Dưỡng sinh đúng cách không chỉ giúp cải thiện thể lực mà còn hỗ trợ chữa bệnh mãn tính, nâng cao tâm trạng và kéo dài tuổi thọ.
Kiến thức bệnh lý
Phổ biến kiến thức bệnh lý, giúp mọi người biết và phòng tránh bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.
- Case điều trị
Home / Blog YHCT / Dược liệu thuốc cổ truyền / Địa hoàng vị thuốc quý có tác dụng điều trị nhiều bệnh
Địa hoàng vị thuốc quý có tác dụng điều trị nhiều bệnh
Cây địa hoàng là cây dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Cây dược liệu này sau khi sơ chế được chia thành 4 vị thuốc khác nhau. Mỗi vị thuốc có công dụng và cách dùng khác nhau. Dưới đây là cách phân biệt và sử dụng hiệu quả nhất.
I. Cây địa hoàng là cây gì?
- Tên khoa học: Rehmannia Glutinosa (Gaertn) Libosch.ex Steud
- Chi: Địa hoàng.
- Họ: Cỏ chổi (Orobanchaceae).
- Tiếng Trung: Sheng Di Huang.
- Các tên gọi khác: Địa hoàng, Sinh địa, Sinh địa hoàng, Nguyên sinh địa, Thục địa,…
Đặc điểm thực vật
- Thân: Cây thân thảo, mọc cao 30 – 40cm, vỏ màu xanh nâu. Toàn thân có lông tiết dài, mịn và có màu tro bao quanh.
- Lá: Thuộc loại lá đơn mọc cách và mọc vòng theo hình tròn ốc quanh thân. Phiến lá của màu xanh, hình trứng ngược hoặc bầu dục dài, ngọn lá hơi tròn, đuôi lá tù, mép lá có răng cưa không đều nhau. Nách lá có một mầm nhưng không phát triển.
- Rễ: Địa hoàng thuộc loại rễ củ, sau 45 – 50 ngày có thể thu hái.
- Hoa, quả, hạt: Hoa mọc thành chùm trên ngọn cây, đài hình chuông, bên trên nứt thành 5 cánh, tràng hình ống hơi uốn cong và đầu khía 5 cánh giống hình môi. Quả bế đôi, hình tròn trứng dài từ 1,3 – 1.6cm, đường kính 0,6 – 0,9cm, có cánh dài bao búp.
Trong điều kiện khí hậu Trung Quốc hoa địa hoàng ra vào tháng 3 – 4 và kết quả vào tháng 5 – 6 hàng năm. Mỗi quả có từ 200 – 300 hạt nhỏ có màu nâu nhạt, dạng hình trứng. Ở Việt Nam địa hoàng thường có hoa nhưng không kết hạt.
(Cây địa hoàng)
Phân bố địa lý
Cây địa hoàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, chủ yếu phân bố ở các nơi như: Địa hoàng Hoài Khánh: Được trồng lâu đời ở vùng Hà Nam – Trung Quốc; Đại hoàng Kiền Kiều: Được trồng nhiều ở Hàng Châu – Chiết Giang; Địa hoàng trồng nhiều ở Hồ Bắc.
Ở Việt Nam, cây địa hoàng thường được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Thanh Hóa, Bắc Giang, các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ,…
Bộ phận thường dùng
Bộ phận thường dùng: Phần rễ củ.
Thời gian thu hái: Phần rễ cây địa hoàng được thu hái ở những cây đã có tuổi thọ ít nhất là 5 – 6 tháng. Mỗi năm, loại cây này được thu hoạch vào 2 vụ đông xuân (tháng 2 – 3), vụ hạ (tháng 8 – 9).
Sơ chế:
Người dân lựa chọn phần rễ củ có hình trụ cong queo, vỏ ngoài màu vàng đỏ và có những vùng bị thắt lại chia củ thành nhiều khoanh và dễ gãy.
Sau đó đem về rửa sạch rồi để ráo nước rồi đem sơ chế thành các vị thuốc khác nhau:
- Tiên địa hoàng: Là rễ củ địa hoàng tươi, sau khi rửa sạch và thái mỏng thì dùng ngay. Vị thuốc có vỏ ngoài mỏng, màu vàng hoặc đỏ cam, giống như màu cà rốt.
- Can địa hoàng: Sử dụng tiên địa hoàng sấy nhẹ cho đến khi khô.
- Sinh địa: Sử dụng củ cây địa hoàng tươi rửa sạch, thái miếng nhỏ và sấy khô bằng lò trong 6 – 7 ngày. Vị thuốc này có vỏ màu xám và ruột màu vàng nâu.
- Thục địa: Là vị thuốc được chế biến cầu kỳ, yêu cầu kỹ thuật cao cũng như tốn nhiều thời gian nhất. Có 2 cách chế biến sau:
Cách 1: Dùng củ nhỏ nấu thành nước đặc, sau đó tẩm vào những củ rễ to đã được chọn lọc rồi đem đồ xong phơi khô. Thực hiện các bước đủ 9 lần (quy tắc cửu chưng, cửu sái) đến khi chuyển sang màu đen nhánh là dùng được.
Cách 2: Nấu củ địa hoàng với nước và rượu trắng 40 độ trên lửa nhỏ, luôn đảo đều cho ngấm vào củ đến khi cạn hẳn. Sau đó thêm gừng và nước đun tiếp lần 2 cho đến khi củ chuyển sang màu đen nhánh.
Bảo quản:
- Đối với rễ củ cây địa hoàng tươi, nên sử dụng ngay sau khi thu hoạch hoặc bỏ ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng qua ngày.
- Đối với rễ củ khô, cần bảo quản trong túi nilon hoặc hộp kín, tránh ẩm mốc để sử dụng lâu dài.
II. Tác dụng của cây địa hoàng
Quy kinh, tính vị:
- Củ địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu.
- Can địa hoàng: có vị ngọt, tính hàn, có công dụng dùng để chữa cho các chứng bệnh huyết hư gây sốt cao hoặc xuất huyết như nôn ra máu, chảy máu cam, băng kinh, băng huyết, kinh nguyệt không đều, động thai,…
- Sinh địa hoàng (củ cây địa hoàng sấy khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt, dưỡng âm, sinh tân dịch,…
- Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn, có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc, dưỡng huyết,…
Tác dụng:
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc củ cây địa hoàng tươi được dùng trị âm suy, các bệnh sốt có triệu chứng lưỡi đỏ sẫm và khát, ban da, mẩn ngứa ở da, khạc ra máu, chảy máu cam, đau họng,…
- Tác dụng kháng viêm: Nước sắc địa hoàng có tác dụng kháng viêm rất tốt. Đối với chuột cống thực nghiệm, khi gây viêm bằng Formalin vùng chân đùi, thuốc làm giảm viêm rõ.
- Tác dụng đối với đường huyết: Địa hoàng giúp làm hạ đường huyết và ổn định đường huyết nhanh chóng. Theo một số nghiên cứu, địa hoàng làm tăng cao đường huyết ở chuột cống hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết bình thường nơi thỏ.
- Nước sắc địa hoàng có tác dụng cường tim, cầm máu, hạ áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, chống chất phóng xạ, chống nấm.
- Đối với hệ miễn dịch: Nước sắc địa hoàng giúp ức chế miễn dịch kiểu Corticoid nhưng không làm ức chế hoặc teo vỏ tuyến thượng thận. Thực nghiệm cho thấy sinh địa và thục địa đều làm giảm tác dụng ức chế chức năng vỏ tuyến thượng thận của Corticoid.
Thành phần hóa học: Trong rễ củ cây địa hoàng có chứa các hoạt chất như: Iridoid, Phenethyl alcohol, Glycoside,…
III. Ứng dụng lâm sàng
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây địa hoàng để điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo qua:
1. Bài thuốc điều trị mồ hôi trộm, đau lưng, mỏi gối, thận âm, nóng trong xương cốt:
- Bài thuốc số 1 (Hoàn tả quy): Sử dụng 20 gram thục địa, 16 gram sơn dược cùng với sơn thù, câu kỷ tử, thỏ ty tử, cao ban long, ngưu tất mỗi loại 12 gram. Đem tất cả nghiền thành bột, thêm một chút mật rồi hoàn thảnh viên. Sử dụng 12 gram/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần (buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ).
- Bài thuốc số 2 (Hoàn đại bổ âm): Thục địa và quy bản mỗi loại 20 gram cùng với hoàng bá và tri mẫu mỗi loại 12 gram. Đem tất cả nghiền nát thành bột mịn, trộn với tủy xương sống lợn rồi hoàn làm viên. Sử dụng 2 lần một ngày với liều lượng là 12 gram/ lần. Uống thuốc lúc bụng đói, có thể uống cùng với nước gừng hoặc nước muối nhạt.
2. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều và các chứng huyết hư khác:
Sử dụng 20 gram thục địa, 12 gram đương quy, 12 gram bạch thược cùng với 6 gram xuyên khung, đem sắc lấy nước uống, có thể chia làm thành nhiều phần nhỏ để dễ uống.
3. Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường:
Sử dụng 12 gram thục địa, 16 gram thái tử sâm, 20 gram sơn dược cùng với 8 gram ngũ vị tử thành một thang thuốc, rồi đem thang thuốc này sắc lấy nước uống, sử dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.
4. Bài thuốc chữa sốt cao, khát nước, lưỡi đỏ thẫm, khô miệng, lương huyết, tư âm:
- Bài thuốc số 1: 16 gram sinh địa hoàng, 12 gram huyền sâm, 12 gram mạch môn, 2 quả trám đập vụn; đem tất cả nguyên liệu sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 2: Sinh địa, huyền sâm, mạch môn mỗi loại 16 gram, đem sắc lấy nước uống hằng ngày.
5. Bài thuốc chữa sốt phát ban, sốt xuất huyết, chảy máu cam:
- Bài thuốc số 1: Sắc lấy nước uống 40 gram địa hoàng tươi.
- Bài thuốc số 2: Sắc lấy nước uống với các nguyên liệu: 24 gram địa hoàng tươi, 12 gram lá sen tươi, 12 gram trắc bá diệp tươi, 8 gram ngãi diệp tươi.
- Bài thuốc số 3: Sử dụng 16 gram sinh địa hoàng cùng với thạch lộc và mạch môn mỗi loại 12 gram, đem sắc lấy nước dùng.
6. Bài thuốc chữa lao, viêm khớp dạng thấp, ung thư có hội chứng âm hư nội nhiệt:
- Bài thuốc số 1: Sắc lấy nước uống cùng với thanh hao, miết giáp, tri mẫu, đơn bì, tế sinh địa.
- Bài thuốc số 2: Sử dụng sinh địa, tri mẫu, hoàng vá, sơn thù, sơn dược, đơn bì, bạch linh, trạch tả, đem sắc lấy nước uống.
- Bài thuốc số 3 (Chu đan khê): Sử dụng 2400 gram sinh địa, 480 gram bạch linh, 249 gram nhân sâm, 1200 gram mật ông. Đem sinh địa giã nát rồi vắt nước, thêm mật ong nấu sôi; thêm bạch linh và nhân sâm đã tán nhỏ và lọ đậy kín. Đem tất cả nguyên liệu đã sơ chế đem đun cách thủy 3 ngày 3 đêm rồi để nguồi. Sử dụng 1 – 2 thìa/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần.
(Ảnh thục địa)
Frequently asked questions
What does a technology consultant do?
Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.
Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.
What is the difference between IT consulting and technology consulting?
Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.
We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.
What is the difference between advisory and consulting?
Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.
Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem
Xem thêm
Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ, là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống, là kỹ thuật cao của châm cứu Việt Nam.
Ngày nay, việc điều trị bệnh hướng đến các phương pháp tự nhiên, an toàn đang được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, châm cứu được xem là một phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh. Vậy thực sự châm cứu có hiệu quả tốt đến thế hay không và những bệnh nào có thể điều trị bằng châm cứu?
Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp trị liệu bằng tay, người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh, các tác động vật lý đó sẽ kích thích vào hệ thần kinh tạo nên những thay đổi của thể dịch, nội tiết giúp nâng cao năng lực hoạt động của lục phủ ngũ tạng và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại được áp dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau lưng, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chấn thương nặng, căng cơ, hội chứng ống cổ tay, đau cổ, đau lưng, bệnh thần kinh do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đau khớp thái dương hàm (TMJ), viêm gân, vết thương, đau thần kinh tọa và phẫu thuật.
Theo lý luận của Y học cổ truyền, nhóm bệnh có tính “Hàn” thì dùng “Nhiệt” để chữa, Vì đây là phương pháp đem nhiệt vào cơ thể nên phù hợp với tất cả các bệnh lý rối loạn thể “Hàn” theo Đông Y.
Thủy châm dựa vào nguyên lý của châm cứu của Y học cổ truyền và tác dụng của dược lý học của thuốc theo Y học hiện đại. Có thể hiểu một cách đơn giản Thủy châm là phương pháp chữa bệnh kết hợp giữa Đông và Tây y.
Kéo giãn cột sống là phương pháp dùng 1 lực để kéo giãn cột sống hay một đoạn cột sống với mục đích giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh về cột sống.
Điện xung vật lý trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng các dòng điện xung có tần số khác nhau giúp kích thích thần kinh bằng điện qua da.
Máy sử dụng áp lực nén của túi khí lên các phần cơ thể, huyệt đạo giúp máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp cho oxy chuyển từ tim đến các mô, cơ quan để nuôi cơ thể.