Tay Chân Lạnh, Sợ Lạnh, Tiểu Nhiều, Mệt Mỏi Là Bệnh Gì? Điều Trị Thế Nào?
Tình trạng tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu nhiều, mệt mỏi thường gây ra không ít khó chịu, đặc biệt vào mùa lạnh. Trong Y học cổ truyền (YHCT), đây là dấu hiệu điển hình của Thận Dương Hư – một hội chứng suy giảm chức năng dương khí của tạng thận. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, và cách điều trị hiệu quả hội chứng này.
1. Đại cương về " Tạng Thận "
Tạng thận trong Y học cổ truyền bao gồm thận âm và thận dương. Thận âm thuốc thuỷ, thận dương ngụ ở mệnh môn, là chân hoả của tiên thiên, cũng có thể nói là nguồn nhiệt năng của cơ thể, thận dương thuộc hoả.
1.1 Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể
Tinh của tiên thiên và tinh của hậu thiên đều được tàng trữ tại thận gọi chung là “thận tinh”, tinh có thể biến thành khí nên gọi là “thận khí”.
Thận tinh hay còn gọi thận âm, nguyên âm, chân âm; thận khí gọi là thận dương, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hoa.
Thận tinh và thận khí quyết định sự sinh dục và phát dục của cơ thể từ khi nhỏ cho đến khi về già như mọc răng – trưởng thành sinh con cái (gọi thiên quý thịnh) và lão suy (thiên quý suy).
Trong Nội kinh viết: “con gái 7 tuổi thì thiên quý thịnh, răng thay toác dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch Nhâm thông với mạch Xung, vì vậy lúc đó người con gái thấy kinh. Thường đời người con gái có 7 thiên quý (7X7= 49), lúc đó mạch Nhâm yếu, mạch Xung kém, thiên quý cạn hết, kinh nguyệt không còn, nên thân thể yếu đuối. Con trai 8 tuổi thận khí thực, tóc tốt, răng thay, 16 tuổi thì thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy, 24 tuổi thận khí điều hòa, thân thể cường tráng mạnh khỏe; 64 tuổi thận khí kém, tóc rụng, răng khô rụng, lục phủ ngũ tạng đều suy yếu, thiên quý cạn nên râu tóc bạc, người mệt mỏi….
Thận âm và thận dương phải nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhau giữ thế quân bình về âm dương. Khi thận hư không có hiện tượng hàn hay nhiệt thì gọi thận tinh hư (âm) hay thận khí hư. Nếu có hiên tượng nội nhiệt là do thận âm hư; nếu có hiện tượng ngoại hàn (sợ lạnh, chân tay lạnh) là do thận dương hư.
Tạng thận gồm thận âm và thận dương chỉ có biểu hiện các chứng bệnh thuộc hư.
1.2. Chủ về khí hóa nước
Thận khí có chức năng khí hóa nước, là đem nước được hấp thu từ đồ ăn thức uống đưa đến cho các tổ chức cơ thể và bài xuất ra ngoài
1.3. Chủ về xương tủy – thông với não và vinh nhận ra tóc
• Tinh được tàng trữ ở thận, tinh sinh tủy, tủy vào trong xương nuôi dưỡng xương, nên thận gọi chủ cốt tủy. Nếu thận hư, làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, chậm biết đi và biết nói, xương cốt mềm yếu…
• Tủy ở cột sống liền với não, mà thận sinh tủy, nên gọi thận thông với não và không ngừng bổ sung tinh tủy cho não. Thận hư (do tiên thiên) làm não không phát triển nên sinh các chứng: trí tuệ giảm sút, chậm phát triển, tinh thần đần độn, kém thông minh.
• Tinh sinh huyết, tinh tàng trữ tại thận, mà tóc là sản phẩm thừa ra của huyết, được huyết nuôi dưỡng, vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc. Sự thịnh suy của thận có quan hệ mật thiết với tóc, như mới sinh thận khí chưa đủ thì tóc mọc thưa thớt, thanh niên thận khí đủ thì tóc tốt và nhuận, người già thận khí suy thì tóc rụng, bạc… Nên nói ” thận vinh nhuận ra tóc”
1.4. Thận chủ nạp khí
• Không khí do phế hít vào và được giữ lại ở thận gọi là sự nạp khí của thận.
• Nếu thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây ra các chứng ho hen, xuyến, khó thở, điều trị bằng phương pháp bổ thận nạp khí.
1.5. Khai khiếu ra tai và tiên âm, hậu âm
• Chức năng nghe của tai là do thận thận tinh nuôi dưỡng, khi thận hư gây tai ù, tai điếc. Ở người già thận khí và thận tinh suy yếu hay gặp các chứng ù tai, điếc.
• Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu của bộ phận sinh dục nam và nữ, thận lại chủ về khí hóa và bài tiết nước tiểu và sự sinh dục vậy nên gọi thận chủ về tiền âm. Như thận hư hay gặp chứng đi tiêu nhiều lần ở người già, chứng đái dầm ở trẻ em, chứng di tinh, ra khí hư (thận khí)…
• Hậu âm là nơi bài tiết phân, do tạng tỳ đảm nhiệm, thuộc về chức năng của tỳ dương. Tỳ dương phụ thuộc cào chức năng khí hóa của thận mới bài tiết phân ra bên ngoài được, vậy nên gọi thận chủ hậu âm. Nếu thận khí hư gặp chứng đại tiện lỏng ở người già….
2. Thận dương hư có triệu chứng gì?
Người bị Thận Dương Hư thường có các triệu chứng điển hình:
- Tay chân lạnh, sợ lạnh: Thường thấy rõ hơn vào mùa đông hoặc khi trời lạnh.
- Tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm: Nước tiểu trong, kèm theo cảm giác tiểu không hết.
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng: Uể oải, cảm thấy kiệt sức ngay cả khi làm việc nhẹ.
- Đau mỏi lưng, gối: Đặc biệt vùng thắt lưng cảm giác yếu và lạnh.
- Suy giảm sinh lý: Nam giới dễ gặp yếu sinh lý, xuất tinh sớm; nữ giới lãnh cảm, khó mang thai.
- Tiêu chảy buổi sáng: Còn gọi là “ngũ canh tả”, đi cầu lỏng vào sáng sớm.
- Sắc mặt nhợt nhạt: Da xám tái, thiếu sức sống.
3. Nguyên Nhân Gây Thận Dương Hư
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận dương hư, bao gồm:
- Tiên thiên bẩm phú bất túc: tức là bẩm sinh thể trạng yếu, do cha mẹ trước khi mang thai không khỏe mạnh nên con sinh ra có thể trạng yếu hoặc khi đang mang thai và sau khi sinh trẻ không được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nên cơ thể bị thiếu hụt tinh khí. Biểu hiện: chậm mọc răng, chậm đi, chậm nói,..
- Phiền lao quá độ mà tổn thương ngũ tạng: Lao động trí óc và lao động chân tay quá độ có thể tổn hại sức khoẻ vì mệt mỏi mà sinh hư. Ngoài ra còn do sinh hoạt tình dục quá độ hay thủ dâm nhiều làm cho thận tinh hư hao, thận khí bất túc lâu ngày thành bệnh.
- Bệnh lâu ngày: làm suy yếu dương khí
- Sử dụng thuốc tây lâu dài: Một số thuốc làm tổn thương chức năng thận.
4. Y học cổ truyền điều trị thận dương hư
Tuỳ theo nhóm bệnh mà pháp trị có thể khác nhau.
- Ôn thận nạp khí: Nếu thận khí bất túc làm ảnh hưởng chức năng tuyên giáng phế khí gây chứng khó thở, hít vào ngắn thở ra dài.
- Bổ thận cố tinh: Thận khí bất túc ảnh hưởng chức năng tàng tinh của thận gây di tinh, hoạt tinh, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,..
- Ôn dương lợi thấp: Thận dương hư yếu không làm chủ được thuỷ, việc khí hoá ở bàng quang sẽ bất lợi. Thuỷ dịch sẽ bị ứ trệ, tràn lan gây nên thuỷ thũng ( phù tay chân)
4.1. Bài thuốc thường dùng
Bài thuốc Bát vị quế phụ :
- Tác dụng điều trị: Ôn bổ thận dương. Điều trị các chứng thận dương hư như sợ lạnh, đau lưng, tiểu đêm nhiều lần, liệt dương, tay chân lạnh. Hiệu quả đặc biệt trong trường hợp âm dương đều hư.
- Công thức: Phụ tử, Nhục quế, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Trạch tả, Đơn bì, Phục linh
- Phân tích bài thuốc: Thục địa, Sơn thù, Sơn dược: Bổ thận âm, dưỡng tinh huyết. Phục linh, Trạch tả, Đơn bì: Lợi thủy, thanh nhiệt, điều hòa âm dương. Phụ tử chế, Quế nhục: Ôn bổ thận dương, làm ấm cơ thể.
- Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân âm hư có nội nhiệt
Bài thuốc Hữu quy ẩm:
- Tác dụng điều trị: Bổ thận dương, dưỡng tinh huyết, ôn ấm cơ thể. Điều trị các chứng thận dương hư như liệt dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, chân tay lạnh. Hữu ích trong hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sinh lý, hoặc mãn kinh.
- Công thức: Thục địa, Sơn thù, Sơn dược, Đỗ trọng, Kỷ tử, Lộc giác giao, Quế nhục, Phụ tử chế, Đương quy
- Phân tích bài thuốc: Thục địa, Sơn thù, Sơn dược: Bổ thận âm, dưỡng tinh huyết. Đỗ trọng, Kỷ tử, Lộc giác giao: Bổ thận dương, cường gân cốt. Quế nhục, Phụ tử chế: Ôn bổ thận dương, tăng cường sinh khí. Đương quy: Dưỡng huyết, điều hòa khí huyết.
Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân có nội nhiệt, viêm nhiễm cấp tính hoặc cơ địa âm hư hỏa vượng.
Bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn:
- Tác dụng điều trị: Bổ thận âm, ôn thận dương, lợi thủy và thông kinh hoạt huyết. Thường dùng trong các trường hợp thận dương hư gây tiểu nhiều, tiểu khó, phù nề, đặc biệt là phù chi dưới. Hỗ trợ điều trị suy thận mãn, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, yếu sinh lý.
- Công thức: Bài gốc là bát vị gia thêm 2 vị ngưu tất, xa tiền tử
- Phân tích bài thuốc: Xa tiền tử: Lợi thủy, thông tiểu, hỗ trợ điều trị tiểu đêm, phù thũng. Ngưu tất: Hoạt huyết, cường gân cốt, dẫn thuốc xuống phần thấp (thận và bàng quang).
- Lưu ý: Không dùng cho bệnh nhân có nội nhiệt
Các bài thuốc Đông y điển hình như Bát vị, Hữu quy hoàn,…
4.2. Phương pháp bổ trợ
- Châm cứu: Kích thích huyệt Thận du, Quan nguyên, Mệnh môn, Can du, Thái xung, Tam âm giao để điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng thận.
- Xoa bóp bấm huyệt: Thư giãn cơ, giảm đau lưng, thúc đẩy lưu thông máu.
- Chế độ ăn uống: Ưu tiên các thực phẩm ấm như gừng, tỏi, thịt dê, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt.
5. Hậu Quả Nếu Không Điều Trị Thận Dương Hư
Nếu không được điều trị kịp thời, thận dương hư có thể dẫn đến:
- Suy giảm sinh lý nghiêm trọng: Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
- Tăng nguy cơ bệnh mãn tính: Viêm nhiễm đường tiết niệu, suy thận.
- Suy giảm sức khỏe toàn diện: Dễ bị cảm lạnh, viêm khớp, và suy nhược cơ thể.
Nên điều trị sớm tránh biến chứng nặng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
Kết luận
Tình trạng tay chân lạnh, sợ lạnh, tiểu nhiều, mệt mỏi là dấu hiệu điển hình của hội chứng Thận Dương Hư trong YHCT. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Sử dụng các bài thuốc Đông y như Bát vị hoàn, Hữu quy hoàn kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện và phục hồi sức khỏe hiệu quả. Đừng chần chừ, hãy đến ngay các cơ sở YHCT uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
📞 Hotline: 0363933369
📍 Phòng khám YHCT Bác sĩ Thủy
📍 Địa chỉ: 102/47 Phan Huy Ích, P.15, Tân Bình, TP.HCM