Y Học Cổ Truyền HCM

Bài thuốc và món ăn từ vị thuốc hoài sơn

Theo Y Học Cổ Truyền, hoài sơn vị ngọt, tính bình, tác dụng củ hoài sơn là bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,…

1. Đặc điểm vị thuốc hoài sơn

Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn được gọi là khoai mài, củ mài. Sơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng ở trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường sử dụng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được dùng như một loại thực phẩm chính và nó cũng là một loại thuốc bổ quan trọng trong Y Học Cổ Truyền.

Hoài sơn là thân rễ phơi hoặc sấy khô của cây Khoai mài (Dioscorea oppsita)

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình
  • Quy kinh: Quy vào kinh Thận, Tỳ, Vị và Phế.
  • Công dụng: Chỉ khát, bổ thận, sinh tân, ích phế, dưỡng vị và bổ tỳ.
  • Liều dùng thông thường khoảng: 10 – 20g/ ngày. Nếu dùng thay nước trà thì có thể dùng đến 200 – 300g/ ngày.
vị thuốc hoài sơn

2. Tác dụng trị bệnh của thuốc hoài sơn

Theo Y Học Cổ Truyền, hoài sơn vị ngọt, tính bình, tác dụng củ hoài sơn là bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,…

Một số tác dụng dược lý của củ hoài sơn:

  • Tác dụng chống loãng xương 
  • Nguồn bổ sung estrogen

  • Tác dụng bảo vệ thần kinh ngoại biên
  • Hạ đường huyết
  • Điều hoà miễn dịch

3. Các phương thuốc từ dược liệu hoài sơn

3.1. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy kéo dài do tỳ hư

  • Bài thuốc: Dùng bạch truật, đảng sâm, chích cam thảo, sơn dược và bạch linh mỗi vị 80g, trần bì 30g, sa nhân, liên nhục, ý dĩ nhân và cát cánh mỗi vị 40g, sao biển đậu 60g. Đem các vị tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sôi để nguội. Nếu dùng cho trẻ em nên gia giảm liều lượng.
  • Bài thuốc 2: Ý dĩ nhân 10g, sơn dược 15g và 1 gan gà (cắt nhỏ). Đem các dược liệu tán thành bột mịn, sau đó trộn với gan gà, thêm ít giấm và đem hấp cơm. Chia thành 2 lần ăn (sáng – tối).
  • Bài thuốc 3: Gạo tẻ từ 50 đến 100g và hoài sơn 40 đến 80g. Đem gạo tẻ sao hơi vàng, rồi cho dược liệu vào sắc uống.
  • Bài thuốc 4: Sa nhân, trần bì mỗi vị 20g, hoài sơn, ý dĩ nhân và bạch biển đậu đều sao mỗi vị 200g, liên nhục (bỏ tim) và cốc nha mỗi vị 100g, nhục đậu khấu 30g. Đem sa nhân, trần bì và nhục đậu khấu sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn và hòa với nước sắc uống cùng với ít mật.

3.2. Bài thuốc trị chứng viêm phế quản mãn tính

  • Bài thuốc 1: Thổ bối mẫu, chích cam thảo và bắc hạnh nhân mỗi vị 10g, bách hợp, mạch môn và phục linh mỗi vị 12g, đảng sâm và sơn dược mỗi vị 16g. Đem các vị sắc lấy nước để uống.
  • Bài thuốc 2: Sơn dược sống 100 – 200g, sau đó sắc lấy nước uống thay trà.

3.3. Bài thuốc trị chứng tiểu đường

  • Bài thuốc 1: Thiên hoa phấn 12g, hoài sơn 20g, hoàng kỳ 16g, ngũ vị tử 6g, kê nội kim 8g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Tri mẫu, cát căn, hoàng kỳ và hoa phấn mỗi vị 12g, ngũ vị tử 6g, kê nội kim 8g, sơn dược 24g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Thiên hoa phấn, phúc bồn tử và mạch môn mỗi vị 12g, hoài sơn 30g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

3.4. Bài thuốc trị chứng bạch đới ở nữ giới và di tinh ở nam giới

  • Chuẩn bị: cam thảo 4g, ngũ vị tử và viễn chí mỗi thứ 6g, đảng sâm, hoài sơn, kim anh, táo nhân, bạch truật, khiếm thực và phục linh mỗi vị 12g. Thực hiện: Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

3.5. Canh hoài sơn sườn lợn giúp bồi bổ sức khỏe và bổ tỳ kiện vị

  • Chuẩn bị: Sườn lợn 300g, hoài sơn 300g, gừng, hành và gia vị. Thực hiện: Đem hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ và cho vào nồi, thêm sườn lợn và gia vị vào hầm trong 20 phút. Dùng canh ăn khi nóng, ăn thường xuyên để cải thiện chức năng tỳ vị.

3.6. Rượu hoài sơn giúp cường tinh, hồi xuân, giảm đau và định thần kinh

  • Chuẩn bị: Rượu trắng 3 lít, đường 500g và sơn dược 400g. Thực hiện: Ngâm ở nơi thoáng mát trong vòng 1 tháng. Mỗi lần dùng 1 ly nhỏ trước khi ăn cơm, ngày dùng 2 lần (sáng – chiều).

3.7. Cháo hoài sơn trị tiêu hóa kém, ra mồ hôi trộm, ích khí và dưỡng tâm

  • Chuẩn bị: Bột mì 100g, hoài sơn tươi 100g, hành, đường và gừng. Thực hiện: Đem hoài sơn rửa sạch, gọt vỏ và mài vụn. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu chín thành cháo, ăn khi bụng đói.

3.8. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tăng cholesterol

máu

  • Chuẩn bị: Đơn bì, trạch tả và phục linh mỗi vị 8g, sơn thù và hoài sơn mỗi vị 10g, thục địa 20g. Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

3.9. Bài thuốc trị huyết áp cao gây mờ mắt do can thận ân huyết kém

  • Chuẩn bị: Kỷ tử, sơn thù, trạch tả, bạch linh, cúc hoa và đơn bì mỗi vị 12g, hoài sơn 16g và thục địa 20g. Thực hiện: Đem thục địa sắc lấy nước, sau đó vớt bã đem sấy khô và tán mịn cùng với các vị thuốc khác. Sau đó trộn với nước sắc làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 6 – 12g, ngày dùng 2 lần.

 

Frequently asked questions

Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.

Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.

Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.

We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.

Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.

Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem

Xem thêm

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, tuân thủ theo chuẩn mực phác đồ của Bộ Y Tế và tận dụng triệt để những ưu điểm của Y Học Cổ Truyền chưa?

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”