Home / Blog YHCT / Dưỡng sinh trị bệnh / 63 Bài tập dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng: ( Phần 01 ) 09 Tư thế dưỡng sinh nằm ngửa
63 Bài tập dưỡng sinh của BS Nguyễn Văn Hưởng: ( Phần 01 ) 09 Tư thế dưỡng sinh nằm ngửa
Phương pháp dưỡng sinh là một phương pháp tự luyện tập gồm có 4 mục đích đó là: Bồi bổ sức khỏe. Dự phòng bệnh tật; Điều trị bệnh mạn tính; Kéo dài tuổi thọ. Bốn mục đích này quan hệ hữu cơ với nhau. Dưới đây tôi xin giời thiệu tới quý bạn đọc 09 động tác dưỡng sinh ( nằm ngửa ) của bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng.
I. Động tác 01: Thư giãn
TƯ THẾ: nằm che mắt nơi yên tĩnh.
Bước 1: Ức chế ngũ quan.
Bước 2: Tự nhủ cho cơ thể mềm ra, giãn ra; từng nhóm cơ, từ trên mặt xuống dần đến ngón chân, một cách từ từ rắn chắc. Toàn thân nặng xuống ấm lên.
Bước 3: Theo dõi hơi thở 10 lần, thở thật êm, nhẹ, đều, nông.
TÁC DỤNG: -Luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh, luyện nghỉ ngơi chủ động.
CHỈ ĐỊNH: Trạng thái căng thẳng thần kinh, cơ bắp; Các hội chứng tâm thể; Mất ngủ; Các bệnh ngoại cảm, nội thương cần nghỉ ngơi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: – Hôn mê, rối loạn ý thức.
(Ảnh minh họa)
II. Động tác 02: “Thở 4 thời có kê mông và giơ chân”
TƯ THẾ: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông, cao khoảng 5-8 cm vừa sức, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực; nhắm mắt, chú ý vào việc tập thở.
Thời 1: Hít vào tối đa, ngực nở bụng phình và căng (3”-6”); (Hít ngực bụng nở).
Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách cố gắng hít thêm, lồng ngực vẫn giữ nguyên ở tình trạng nở tối đa, bụng vẫn phình căng cứng, đồng thời giơ 1 chân giao động qua lại 4 (hoặc 6) cái, rồi hạ chân. (3”-6”); (Giữ hơi hít thêm).
Thời 3: Thở ra thoải mái tự nhiên, để lồng ngực và bụng tự nhiên hạ xuống, không kềm không thúc. (3”- 6”) (Thở không kềm thúc)
Thời 4: Thư giãn chân tay mềm giãn. (3” – 6”); (Nghỉ nặng ấm thân) chuẩn bị trở lại thời một, hít vào.
Mỗi lần tập 20 hơi thở. Một ngày tập hai lần ( Sáng trước khi rời giường – Tối trước khi đi ngủ )
Để tập 4 thời bằng nhau ta nhẩm công thức thực hành 4 nhịp. (Hít ngực bụng nở , giữ hơi hít thêm, thở không kìm thúc, nghỉ nặng ấm thân…)
Để theo dõi đủ 10 hơi thở ta dùng các mười ngón tay.
TÁC DỤNG: Luyện tổng hợp hô hấp, tuần hoàn và thần kinh; chủ yếu là luyện sự cân bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế.
CHỈ ĐỊNH: Căng thẳng thần kinh, Hội chứng tâm thể; Các chứng ứ trệ ở tạng phủ.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Bệnh tâm thần nặng, bệnh cấp cứu.
III. Động tác 03: Ưỡn cổ
Chuẩn bị: Bỏ gối dưới mông ra. Hai tay để xuôi trên giường. Lấy điểm tựa ở xương chẩm và mông.
Ðộng tác: Ưỡn cổ và lưng hổng giường đồng thời hít vô tối đa; thời 2 giữ hơi, dao động lưng qua lại từ 2 – 6 cái (không cho thiếu ôxy); thở ra triệt để có ép bụng. (Nếu không đủ sức thì không làm dao động). Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở, không hạ lưng xuống giường. Chừng nào xong động tác mơi hạ lưng xuống nghỉ. (Hình 3).
Tác dụng: Tập các cơ phía sau lưng, tập cột sống trong vùng ngoan cố không cho cứng, dao động qua lại để tăng công hiệu động tác, làm cho khí huyết lưu thông , làm cho ấm vùng cổ, gáy, lưng trên, làm cho mồ hôi ra, chống thấp khớp, trị cảm cúm.
(Ảnh minh họa)
IV. Động tác 04: Ưỡn mông
Chuẩn bị: Lấy điểm tựa ở lưng trên và 2 gót chân.
Ðộng tác: Ưỡn mông làm cho thắt lưng, mông và chân đều hổng giường, đồng thời hít vô tối đa; giữ hơi và dao động qua lại, mỗi lần dao động cố gắng hít vô thêm, dao động từ 2 – 6 cái; thở ra và ép bụng thật mạnh, đuổi hơi ra triệt để. Thở và dao động; như thế từ 1 – 3 hơi thở.
Tác dụng: Co thắt các cơ thắt lưng, mông và phía sau 2 chân làm cho ấm vùng ấy; trị đau lưng, đau thần kinh toạ và thấp khớp; làm đổ mồ hôi, trị cảm cúm.
(Ảnh minh họa)
V. Động tác 05: Bắc cầu
Chuẩn bị: Lấy điểm tựa ở xương chẩm, hai cùi chỏ và 2 gót chân
Ðộng tác: Làm cho cả thân hình cong vòng, hỏng giường từ đầu đến chân, đồng thời hít vô tối đa, giữ hơi, làm dao động qua lại tuỳ sức, từ 2 đến 6 cái ; thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 đến 3 hơi thở.
Tác dụng: Cộng hai tác dụng của hai động tác ưỡn cổ và ưỡn mông. Trị cảm cúm làm đổ mồ hôi, bớt đau ở cổ lưng và chân. Làm cho khí huyết lưu thông lên xuống dài theo cột sống, tác động đến giao cảm thần kinh dài theo vùng cổ, lưng và chân. Làm cho các cơ phía sau thân càng mạnh thêm, chống khòm lưng và già nua.
(Ảnh minh họa)
VI. Động tác 06: Hạ góc / Tam giác
Chuẩn bị: Lấy điểm tựa ở xương chẩm, hai cùi chỏ và 2 gót chân
Ðộng tác: Làm cho cả thân hình cong vòng, hỏng giường từ đầu đến chân, đồng thời hít vô tối đa, giữ hơi, làm dao động qua lại tuỳ sức, từ 2 đến 6 cái ; thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 đến 3 hơi thở.
Tác dụng: Cộng hai tác dụng của hai động tác ưỡn cổ và ưỡn mông. Trị cảm cúm làm đổ mồ hôi, bớt đau ở cổ lưng và chân. Làm cho khí huyết lưu thông lên xuống dài theo cột sống, tác động đến giao cảm thần kinh dài theo vùng cổ, lưng và chân. Làm cho các cơ phía sau thân càng mạnh thêm, chống khòm lưng và già nua.
(Ảnh minh họa)
Biến thể:
Chuẩn bị: Ðể hai tay dưới mông như trên. Chống hai chân dang xa ra độ 40cm cho chân không vường.
Ðộng tác: Hít vô một hơi tối đa; giữ hơi đồng thời dao động bằng cách hạ một đầu gối vào phía trong xuống sát giường và thay phiên nhau hạ đầu gối bên kia từ 2 – 6 cái; thở ra như trên. Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở. (Hình 6c, 6d).
Tác dụng: Tác dụng như động tác 3 góc, và theo kinh nghiệm của học viên dưỡng sinh, lại có thêm tác dụng làm bớt đi tiểu đêm.
VII. Động tác 07: Cái cày
Cái Cày
Chuẩn bị: Ðầu không kê gối, hai tay xuôi, chân duỗi ngay.
Ðộng tác: Cất chân lên phía đầu càng thấp, cơ thể đụng giường càng tốt, đồng thời hít vô tối đa;, giữ hơi, hai tay co lại vịn hai mào chậu để kềm cho vững rồi dao động hai chân qua lại, từ 2 – 6 cái tuỳ sức; thở ra có ép bụng. Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở.
Tác dụng: Vận động cơ vai, cổ, vùng ngoan cổ và cơ phía trước thân, khí huyết dồn lên đầu, huyết áp tối đa và tối thiều có thể tăng từ 0,5 – 2,0 cm thuỷ ngân, vì có trở ngại trong tuần hoàn. Ðộng tác dao động vận động các cơ hóng làm cho tạng phủ càng bị xoa bóp. Tác dụng rất tốt đối với những người tuần hoàn kém ở đầu và ở người huyết áp thấp, hay chóng mặt, nhức đầu. Thận trọng đối với người huyết áp cao.
(Ảnh minh họa)
Trồng chuối
Chuẩn bị: Như động tác Cái cày.
Ðộng tác: Chân đưa thẳng lên trời, tay co lại chống vào mông để làm chỗ tựa cho vững, thở tối đa và triệt để có trở ngại từ 1 – 3 hơi thở. Dao động trong động tác này có thể làm trong thời 2 bằng cách đánh chân trước sau thay phiên hoặc dang ra khép lại.
Tác dụng: Ðây là một động tác dồn máu lên đầu với cột máu có áp suất cao gần bằng bề cao của người tập, do độ mà huyết áp ở đầu lên cao hơn huyết áp trong động tác Cái cày. Rất nguy hiểm đối với người cao huyết áp nên cấm làm. Những người áp huyết bình thường hoặc thấp, tuổi không cao (dưới 50) thì động tác này rất bổ ích. Theo Yoga nó giải quyết được bệnh suy nhược thần kinh (thay đổi máu lên óc), điều hoà tuyến nội tiết, tăng cường tuần hoàn ở cổ và đầu, làm bớt xung máu trong bệnh trĩ, có ảnh hưởng tốt đến toàn bộ cơ thể. Hai động tác “Cái cày” và “Trồng chuối” khác nhau ở mức độ nên tuỳ theo sức chịu đựng của cơ thể mà quyết định nên làm động tác nào, hoặc không nên làm. Phải bảo đảm an toàn tuyết đối cho người tập không xảy ra tai biên mách máu não.
(Ảnh minh họa)
VIII. Động tác 08: Nẩy bụng
Chuẩn bị: Nằm ngửa, co hai chân sát mông, hai bàn chân úp vào nhau, đầu gối bật ra hai bên, hai tay xuôi trên giường.
Ðộng tác: Nẩy bụng và ưỡn cổ, làm cho cơ thể chỉ tựa trên xương chẩm, hai cùi chõ và hai bàn chân, cái mông cũng bổng giường, hai đầu gối cố gắng sát giường, đồng thời hít vô tối đa; qua thời 2 giữ hơi và dao động nhờ sức mạnh của cùi chõ và hông, từ 2 – 5 cái; thở ra ép bụng. Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở.
Tác dụng: Vận động cơ ở phía sau thắt lưng, đùi, hông và bụng, xoa bóp nội tạng bụng. Trị bệnh đau lưng và bệnh phụ nữ.
(Ảnh minh họa)
IX. Động tác 09: Vặn cột sống và cổ ngược chiều
Chuẩn bị: Nằm 1 bên, co chân lại, chân dưới để phía sau, tay trên nắm bàn chân dưới, bàn chân trên để lên đầu gối chân dưới và đầu gối chân trên sát giường, tay dưới nắm đầu gối chân trên.
Ðộng tác: Vận động cột sống và cổ ngược chiều, hít vô tối đa, trong thời giữ hơi dao động cổ qua lại từ 2 – 6 cái thở ra triệt để có ép bụng. Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở rồi đổi bên kia.
Tác dụng: Vận động cột sống chung quanh đường trục của nó một cách tối đa như ” vắt áo cho hết nước”, dao động cổ qua lại làm cho các đốt xương cổ, dây chằng, mạch máu, thần kinh, khí quản, thực quản, thanh quản được xoa bóp mạnh, khí huyết được lưu thông tối đa, các khớp xương hoạt động tối đa không xơ cứng, giải quyết được các bệnh đau khớp cổ hay trặc cổ, bệnh thanh quản. Thở có trở ngại đẩy khí vào vùng gan lá lách rất mạnh, phòng và chữa các bệnh lá lách và gan.
(Ảnh minh họa)
Frequently asked questions
What does a technology consultant do?
Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.
Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.
What is the difference between IT consulting and technology consulting?
Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.
We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.
What is the difference between advisory and consulting?
Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.
Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem
Xem thêm
Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm, chôn chỉ, vùi chỉ, là một phương pháp châm cứu cải tiến, ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật với nền tảng là hệ thống lý luận của châm cứu truyền thống, là kỹ thuật cao của châm cứu Việt Nam.
Ngày nay, việc điều trị bệnh hướng đến các phương pháp tự nhiên, an toàn đang được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, châm cứu được xem là một phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh. Vậy thực sự châm cứu có hiệu quả tốt đến thế hay không và những bệnh nào có thể điều trị bằng châm cứu?
Xoa bóp, bấm huyệt là những phương pháp trị liệu bằng tay, người bấm huyệt sẽ dùng tay tác động lên các huyệt, da thịt và gân khớp của người bệnh, các tác động vật lý đó sẽ kích thích vào hệ thần kinh tạo nên những thay đổi của thể dịch, nội tiết giúp nâng cao năng lực hoạt động của lục phủ ngũ tạng và nâng cao quá trình dinh dưỡng của cơ thể.
Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại được áp dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau lưng, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chấn thương nặng, căng cơ, hội chứng ống cổ tay, đau cổ, đau lưng, bệnh thần kinh do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đau khớp thái dương hàm (TMJ), viêm gân, vết thương, đau thần kinh tọa và phẫu thuật.
Theo lý luận của Y học cổ truyền, nhóm bệnh có tính “Hàn” thì dùng “Nhiệt” để chữa, Vì đây là phương pháp đem nhiệt vào cơ thể nên phù hợp với tất cả các bệnh lý rối loạn thể “Hàn” theo Đông Y.
Thủy châm dựa vào nguyên lý của châm cứu của Y học cổ truyền và tác dụng của dược lý học của thuốc theo Y học hiện đại. Có thể hiểu một cách đơn giản Thủy châm là phương pháp chữa bệnh kết hợp giữa Đông và Tây y.
Kéo giãn cột sống là phương pháp dùng 1 lực để kéo giãn cột sống hay một đoạn cột sống với mục đích giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh về cột sống.
Điện xung vật lý trị liệu là phương pháp điều trị sử dụng các dòng điện xung có tần số khác nhau giúp kích thích thần kinh bằng điện qua da.
Máy sử dụng áp lực nén của túi khí lên các phần cơ thể, huyệt đạo giúp máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp cho oxy chuyển từ tim đến các mô, cơ quan để nuôi cơ thể.