Y Học Cổ Truyền HCM

ĐIỀU TRỊ MÃN KINH BẰNG CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y

ĐIỀU TRỊ " MÃN KINH " BẰNG CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y

Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn mất chức năng sinh lý hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt (vô kinh) do giảm chức năng buồng trứng. Các triệu chứng có thể bao gồm bốc hoả, ra mồ hôi ban đêm, rối loạn giấc ngủ, và hội chứng niệu sinh dục của mãn kinh (các triệu chứng và dấu hiệu do thiếu hụt estrogen, chẳng hạn như teo âm hộ – âm đạo). Chẩn đoán bằng lâm sàng: không có kinh nguyệt trong 1 năm. Các biểu hiện có thể được điều trị (ví dụ như với cách thay đổi lối sống, thuốc bổ sung và thay thế, và/hoặc liệu pháp hormone).

I. Các triệu chứng & dấu hiệu của mãn kinh

Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu trong thời kỳ tuổi 40 của phụ nữ, với sự thay đổi về độ dài chu kỳ kinh nguyệt. Các chu kỳ kinh nguyệt kéo dài liên tục hơn ≥ 7 ngày so với bình thường xác định tình trạng chuyển mãn kinh sớm. Bỏ qua ≥ 2 chu kỳ xác định tình trạng chuyển mãn kinh muộn.
Các biến động đấng kể của nồng độ estrogen có thể góp phần gây ra các triệu chứng và dấu hiệu tiền mãn kinh khác như:

Vận mạch

Những cơn bốc hỏa (bốc hỏa) và/hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm do bất ổn về vận mạch ảnh hưởng đến 75 đến 85% số phụ nữ và thường bắt đầu trước khi ngừng kinh. Các triệu chứng vận mạch kéo dài trung bình 7,4 năm và có thể kéo dài > 10 năm ở một số nhóm phụ nữ.

Phụ nữ cảm thấy ấm hoặc nóng và có thể đổ mồ hôi, đôi khi rất nhiều; tăng nhiệt độ lõi cơ thể. Da, đặc biệt là mặt, đầu và cổ, có thể trở nên đỏ và ấm. Cơn bốc hỏa từng đợt, có thể kéo dài từ 30 giây đến 5 phút, sau đó có thể ớn lạnh. Các cảm giác này có thể biểu hiện vào đêm như đổ mồ hôi ban đêm.

Cơ chế của các đợt nóng không rõ, nhưng chúng được cho là kết quả của những thay đổi trong trung tâm điều hoà nhiệt nằm ở vùng dưới đồi. Phạm vi nhiệt độ lõi cơ thể của người phụ nữ giảm xuống; kết quả là, sự gia tăng nhiệt độ cơ thể rất ít của lõi cơ thể có thể kích hoạt sự giải phóng nhiệt như một cơn nóng.

Âm đạo

Các triệu chứng âm đạo bao gồm khô, quan hệ khó, và đôi khi có kích ứng và ngứa. Khi estrogen giảm sản xuất, niêm mạc âm hộ và âm đạo trở nên mỏng hơn, khô hơn, dễ tổn thương và ít đàn hồi hơn, và các nếp nhăn âm đạo bị mất.

Hội chứng niệu sinh dục của thời kỳ mãn kinh bao gồm các triệu chứng và dấu hiệu do sự thiếu hụt estrogen và androgen như:

  • Teo âm đạo và âm hộ

  • Tiểu són

  • Tiểu buốt

  • Các bệnh nhiễm trùng tiết niệu và/hoặc viêm âm đạo thường gặp

Thần kinh- Tâm thần

Thay đổi thần kinh tâm thần (ví dụ giảm tập trung, mất trí nhớ, triệu chứng trầm cảm, lo lắng) có thể thoáng qua cùng với mãn kinh. Nhiều phụ nữ bị các triệu chứng này trong thời kỳ tiền mãn kinh và cho rằng nguyên nhân là do mãn kinh. Tuy nhiên, các bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa thời kỳ mãn kinh và các triệu chứng này còn xáo trộn. Ngoài ra, những triệu chứng này không liên quan trực tiếp đến việc giảm nồng độ estrogen xảy ra trong thời kỳ mãn kinh.

Mồ hôi đổ thường xuyên ban đêm có thể góp phần làm mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, và tập trung không tốt bởi giấc ngủ bị rối loạn. Tuy nhiên, trong thời kỳ mãn kinh, rối loạn giấc ngủ vẫn phổ biến ngay cả ở những phụ nữ không bị bốc hỏa.

Tim mạch

Sau khi mãn kinh, nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) tăng ở phụ nữ. Các nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) vẫn còn tương tự như trước khi mãn kinh. Sự thay đổi nồng độ LDL có thể phần nào giải thích tại sao xơ vữa động mạch và do đó bệnh mạch vành trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, liệu những thay đổi này có phải do lão hóa hay do sự giảm mức estrogen sau mãn kinh vẫn chưa rõ ràng. Cho đến khi mãn kinh, nồng độ estrogen cao có thể bảo vệ chống lại bệnh động mạch vành.

Cơ xương khớp

Có đến 20% mật độ xương bị mất trong 5 năm đầu sau mãn kinh. Sau giai đoạn mất xương nhanh này, tuổi liên quan đến tỷ lệ mất xương ở phụ nữ tương tự so với nam giới.

Các triệu chứng khác
Thời kỳ mãn kinh là một giai đoạn sức khoẻ bình thường trong cuộc đời phụ nữ, nhưng mỗi phụ nữ đều có một trải nghiệm riêng.

Chất lượng cuộc sống có thể giảm nếu các triệu chứng nặng lên hoặc nếu triệu chứng mãn kinh ít hơn, như đau khớp và đau, tiến triển. Đối với một số phụ nữ (ví dụ những người có tiền sử bị lạc nội mạc tử cung, đau bụng kinh, rong kinh hội chứng tiền kinh nguyệt, hội chứng có kinh đau nửa đầu) thì chất lượng cuộc sống sẽ cải thiện sau mãn kinh.

II. Chẩn đoán mãn kinh

Đánh giá lâm sàng: Chẩn đoán mãn kinh dựa vào lâm sàng. Tiền mãn kinh có thể xuất hiện, nếu phụ nữ ở trong độ tuổi thích hợp và có một số các triệu chứng và dấu hiệu của tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nên cân nhắc mang thai. Thời kỳ mãn kinh được xác nhận khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng và không có nguyên nhân rõ ràng nào khác. Khám vùng chậu được thực hiện; nếu có teo âm hộ và âm đạo sẽ hỗ trợ chẩn đoán. 

Đo nồng độ FSH: Có thể xét nghiệm nồng độ FSH, nhưng xét nghiệm này hiếm khi cần thiết, ngoại trừ ở phụ nữ đã cắt bỏ tử cung và ở những phụ nữ trẻ hơn tuổi mãn kinh bình thường. Nồng độ cao xác nhận mãn kinh.

Những phụ nữ sau mãn kinh nên được tầm soát sàng lọc loãng xương.

III. Điều trị mãn kinh bằng các bài thuốc " ĐÔNG Y "

Từ trước khi tiếp xúc với Tây y, phụ nữ Việt Nam thường ưa chuộng phương pháp đông y chữa mãn kinh và tiền mãn kinh. Đến nay, những bài thuốc này vẫn được khuyến khích sử dụng bởi sự an toàn và lành tính của chúng đối với cơ thể, đồng thời cải thiện triệu chứng một cách lâu dài, bền vững.

Các bài thuốc đông y chữa mãn kinh & tiền mãn kinh thường sẽ được thiết kế tùy theo thể bệnh có triệu chứng cụ thể, mỗi nguyên liệu trong bài thuốc đều có thể đem đến hiệu quả cải thiện triệu chứng này

1.Thể thận âm hư – chứng âm hư nội nhiệt:

Triệu chứng:

  • Kinh nguyệt thường đến sớm với lượng máu ít hoặc đến trễ với lượng máu nhiều; dừng kinh đột ngột.
  • Hoa mắt và chóng mặt, người nóng bừng nhiều mồ hôi. ( Cơn bốc hoả & đổ mồ hôi vào ban đêm )
  • Mặt đỏ, lòng bàn tay chân nóng. Miệng khô dù uống nhiều nước, có thể táo bón.

Thành phần bài thuốc trị thể bệnh này gồm : Sinh địa, thục địa, đơn bì, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu, địa cốt bì, sơn thù nhục, sinh long cốt, sinh mẫu địa. Mỗi ngày sắc và uống 1 thang, đều đặn trong khoảng 1 – 2 tháng.

2. Thể thận âm hư – chứng hư can vượng:

Triệu chứng:

  • Rối loạn kinh nguyệt và dễ cáu gắt, tính nóng nảy, cảm thấy bứt rứt và khó chịu trong người.
  • Chân tay tê hoặc run, có cảm giác kiến bò trên toàn cơ thể.
  • Đau đầu và chóng mặt, đau tức vùng ngực sườn.

Thành phần của bài thuốc Đông Y cho phụ nữ tiền mãn kinh theo thể này là: Sinh địa, hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả, kỷ tử, hạ khô thảo, cúc hoa, câu đằng, bạch thược.

Đối với triệu chứng mất ngủ, có thể dùng thêm: Táo nhân, bá tử nhân, dạ giao đằng.

3. Thể thận âm hư – chứng tâm thận bất giao:

Triệu chứng:

  • Ra mồ hôi kèm với rối loạn kinh nguyệt.
  • Mất ngủ, hay quên, luôn trong trạng thái hồi hộp và căng thẳng.
  • Mất tập trung, nhạy cảm và dễ buồn vu vơ.

Bài thuốc cho thể bệnh này gồm các thành phần: Sinh địa, phục thần, thục địa đơn bì, bạch linh, bạch thược, mạch môn, thạch xương bồ, ngũ vị tử, hoàng liên, viễn trí, cam thảo, táo nhân, đại táo.

4. Thể thận dương hư:

Triệu chứng:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc ra nhiều hơn bình thường, có thể đến sớm so với kỳ kinh trước.
  • Chân tay lạnh, cơ thể mập mạp. Tiểu đêm nhiều. Đau lưng, gối mỏi.
  • Lưỡi màu nhợt. Mạch trầm nhược

Bài thuốc cho thể bệnh tiền mãn kinh này gồm:  Thục địa, hoài sơn, đơn bì, sơn thù, bạch lich, phụ tử, trạch tả, quế nhục.

Ở trạng thái mệt mỏi, có thể dùng thêm gia: Đảng sâm, bạch truật.

Mất ngủ và ngủ ít nên gia thêm: Táo nhân, bá tử nhân.

Đối với tình trạng kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày, nên uống thêm : Tam thất (dạng bột hòa với nước thuốc.)

5. Thể huyết ứ đàm trệ:

Triệu chứng:

  • Mập hơn,tăng cân không rõ nguyên do.
  • Mệt mỏi, cơ thể nặng nề và bứt rứt, tay chân tê dại.
  • Đau ngực và nặng đầu, thường cảm thấy hồi hộp, mất ngủ kéo dài.

Bài thuốc Đông Y cho phụ nữ tiền mãn kinh trong trường hợp này gồm các vị thuốc như: Đương quy, sinh địa, đào nhân, xích thược, sài hồ, ngưu tất, bạch linh, hồng hoa, xuyên khung, sơn tra, chỉ xác, trúc nhự, trần bì, cam thảo, hoàng kỳ.

Có thể nói, các bài thuốc Đông Y cho phụ nữ tiền mãn kinh đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt, tuy nhiên cần có thời gian để phát huy những hiệu quả này. Bên cạnh đó, phụ nữ bị rối loạn tiền mãn kinh nên hạn chế ăn đường, mỡ và tăng cường các loại rau, đậu.

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”