HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG CẤY CHỈ KẾT HỢP THUỐC THANG YHCT
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý phổ biến, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Từ góc nhìn của Y học cổ truyền (YHCT), việc kết hợp cấy chỉ và dùng thuốc thang đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị hiệu quả qua bài viết dưới đây.
1. Đại cương về trào ngược dạ dày (GERD)
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị, bao gồm axit, pepsin hoặc mật, trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng này gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đau rát vùng thượng vị.
- Đối tượng mắc bệnh: Người lớn tuổi, người lao động căng thẳng, chế độ ăn uống không điều độ.
- Hậu quả nếu không điều trị: Viêm loét thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản.
Y Học Cổ Truyền điều trị Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Theo YHCT và Y học hiện đại, trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân gây ra:
Nguyên nhân theo Y học hiện đại
- Suy cơ thắt thực quản dưới: Van ngăn giữa thực quản và dạ dày hoạt động không hiệu quả, dẫn đến dịch dạ dày trào ngược.
- Áp lực ổ bụng tăng: Do béo phì, mang thai, táo bón kéo dài.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Stress: Làm tăng tiết axit dạ dày, ảnh hưởng chức năng tiêu hóa.
Nguyên nhân theo Y học cổ truyền
YHCT cho rằng trào ngược dạ dày thuộc phạm vi các chứng “phạm vị” (dịch dạ dày đi ngược) hoặc “nôn ợ”. Nguyên nhân bao gồm:
- Tỳ vị hư yếu: Tỳ vị mất khả năng vận hóa, dẫn đến thức ăn tích trệ và dịch vị trào ngược.
- Can khí uất kết: Căng thẳng, lo lắng kéo dài làm rối loạn khí cơ, dẫn đến trào ngược.
- Đàm thấp: Do ăn uống không điều độ, tích tụ đàm thấp ở dạ dày gây trào ngược.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là gì?
3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày
Người mắc bệnh thường gặp các triệu chứng điển hình sau:
- Ợ nóng, ợ chua: Dịch vị trào lên gây cảm giác nóng rát vùng thượng vị, vị chua trong miệng.
- Đau thượng vị: Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc nằm xuống.
- Khó nuốt: Do viêm thực quản gây hẹp lòng thực quản.
- Ho mãn tính, khàn tiếng: Axit trào ngược gây tổn thương dây thanh âm.
- Buồn nôn, nôn: Xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi dạ dày đầy.
4. Đông y điều trị trào ngược dạ dày như thế nào?
4.1. Phương pháp cấy chỉ
Cấy chỉ là phương pháp hiện đại hóa từ châm cứu, sử dụng chỉ tự tiêu (thường là catgut) đưa vào các huyệt đạo trên cơ thể. Đây là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian, đặc biệt với các bệnh mãn tính như trào ngược dạ dày.
Huyệt thường dùng:
- Trung quản: Điều hòa khí ở dạ dày.
- Nội quan: Giảm buồn nôn, cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Thái xung: Giải quyết tình trạng can khí uất kết.
- Tam âm giao: Tăng cường chức năng tỳ vị.
- Túc tam lý: Trị tất cả chứng bệnh dạ dày ruột, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chướng hơi
- Đản trung: Công dụng giáng nghịch, điều khí, hóa đàm
Cơ chế tác động:
- Kích thích huyệt đạo, điều hòa khí huyết, cân bằng tỳ vị và can khí.
- Tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ưu điểm:
- Hiệu quả kéo dài 2-3 tuần sau mỗi lần cấy.
- Không gây đau nhiều, an toàn, ít tác dụng phụ.
Cấy chỉ giải pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản an toàn hiệu quả
4.2. Thuốc thang Y học cổ truyền
Thuốc thang YHCT tập trung vào việc cân bằng âm dương, giải quyết căn nguyên bệnh. Có 2 thể bệnh thường gặp theo YHCT
Thể Tỳ vị hư hàn:
- Triệu chứng: Bụng trên đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ăn ít, buồn nôn, đại tiện phân nát hoặc lỏng, ăn uống thức ăn ấm nóng cảm gác dễ chịu hơn.
- Bài thuốc: Trần bì, Hậu phác, Sa nhân, Mộc hương, Hương phụ….
- Công dụng: Tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm trào ngược.
Thể Can khí uất:
- Triệu chứng: Ngoài các triệu chứng ợ nóng, đắng hoặc chua miệng, hông sườn đau tức, ợ hơi/ trung tiện được thì dễ chịu, kèm kinh nguyệt không đều, hoặc đau bụng kinh, dễ cáu gắt, thích thức ăn mát lạnh, không thích nóng
- Thành phần: Sài hồ sơ can tán (Sài hồ, Bạch thược, Chỉ sác, Chích thảo, Xuyên khung, Hương phụ)
- Công dụng: Giảm căng thẳng, cân bằng khí cơ. Giảm co thắt dạ dày
4.3. Xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu
- Cách thực hiện: Tác động lên các huyệt như Trung quản, Nội quan, Tam âm giao.
- Hiệu quả: Giảm đau, cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ điều trị lâu dài.
5. Phòng bệnh trào ngược dạ dày
Để ngăn ngừa trào ngược dạ dày tái phát, cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe đúng cách:
Ăn uống khoa học:
- Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no.
- Hạn chế thực phẩm kích thích như đồ chua, cay, nước có ga.
Thay đổi lối sống:
- Tránh nằm ngay sau bữa ăn.
- Kê cao gối khi ngủ để giảm áp lực lên dạ dày.
- Tập thể dục đều đặn để giảm căng thẳng và cải thiện tiêu hóa.
Kiểm soát stress:
- Thực hành yoga, thiền để giảm căng thẳng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.
Tái khám định kỳ:
- Thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời.
Thiền để giảm căng thẳng
Trào ngược dạ dày không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nếu không điều trị đúng cách. Phương pháp cấy chỉ kết hợp thuốc thang YHCT đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe lâu dài.
Hãy lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và xây dựng lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình!