Y Học Cổ Truyền HCM

Xét nghiệm sinh hóa máu: ý nghĩa lâm sàng chỉ định xét nghiệm

Xét nghiệm sinh hóa máu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến khả năng hoạt động của gan, thận và một số cơ quan quan trọng khác. Do đó, xét nghiệm này thường được chỉ định thực hiện trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

I. Tổng quan về xét nghiệm sinh hoá máu.

1. Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm đề cập đến việc phân tích các chất hóa học trong huyết tương (các chất điện giải, các loại chất béo, glucose, protein…). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá chính xác về khả năng hoạt động của một số cơ quan và hệ thống quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như gan, thận. Xét nghiệm này có thể được thực hiện khi bụng đang đói hoặc no, thường đi kèm với xét nghiệm công thức máu toàn bộ.

Nếu kết quả cho thấy có sự xuất hiện của một vài chất quan trọng trong máu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc tác dụng phụ từ quá trình điều trị. Hiện nay, thực hành khám lâm sàng hàng ngày có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.

Tuy nhiên, tùy vào bệnh cảnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thủ tục phù hợp nhất, tránh tình trạng dư thừa không cần thiết. Trong đó, một số xét nghiệm phổ biến thường tập trung vào các chất sau: Creatinine,  chất điện giải, chất béo, đường, protein, Vitamine, khoáng chất, hormone… Nhìn chung, tất cả các thủ tục này đều tập trung vào mục đích giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý, trước, trong và sau điều trị.

Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

  • Chỉ số liên quan đến chức năng thận: ure, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận), axit uric, phốt pho.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường: mức độ glucose (lượng đường trong máu), bảng phản xạ HbA1c.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh gout: axit uric.
  • Chỉ số liên quan đến sức khỏe xương, chức năng tuyến cận giáp, hàm lượng Vitamin D: canxi, phốt pho, ALP.
  • Chỉ số liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch: cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol, apolipoprotein B (nếu mức triglycerid quá cao).
  • Chỉ số liên quan đến chức năng gan và ống mật: bilirubin toàn phần, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), albumin.
  • Chỉ số liên quan đến rối loạn tan máu: bilirubin.
  • Chỉ số liên quan đến chức năng tuyến thượng thận, mất nước, phù, tăng huyết áp,pH máu: Natri, Kali…
  • Chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và chức năng tủy xương: protein, albumin, globulin, tỷ lệ albumin/globulin (A/G), LDH.
y nghia xet nghiem sinh hoa mau

(Ảnh minh họa)

2. Xét nghiệm sinh hóa máu để làm gì?

Trong lĩnh vực xét nghiệm của y khoa, bác sĩ chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu nhằm mục đích sau:

  • Đánh giá tình hình sức khỏe tổng quát của người bệnh.
  • Kiểm tra chức năng của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là gan và thận.
  • Kiểm tra chức năng một số tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể như: tuyến giáp, tuyến thượng thận…
  • Kiểm tra khả năng cân bằng nước và điện giải trong môi trường ngoại bào.
  • Hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý và một số tình trạng y khoa khác.
  • Làm cơ sở để so sánh các giai đoạn tiến triển của bệnh, từ đó chỉ định một số phương pháp điều trị thích hợp hơn trong tương lai.

3. Khi nào cần xét nghiệm sinh hóa máu?

Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết với người bệnh về thời điểm thích hợp cần làm xét nghiệm sinh hóa máu sau khi thảo luận về bệnh sử cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, nhìn chung, thủ tục y tế này thường được tiến hành trong hai trường hợp chủ yếu sau đây: 

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý gan, thận: mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên hoặc quá ít, buồn nôn, nôn mửa…
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh, chẳng hạn như dấu hiệu mệt mỏi do mất máu mãn tính từ vết loét dạ dày tá tràng…

II. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

Các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm:

1. Ure máu

Ure được tổng hợp ở gan, trực tiếp tham gia vào nhiệm vụ bài tiết nitơ của cơ thể. Theo đó, quá trình sản xuất urê có thể bị ảnh hưởng bởi hàm lượng protein trong chế độ ăn uống, sự hấp thụ các axit amin và peptit từ ruột sau khi bị xuất huyết đường tiêu hóa. Đối với những người bị suy thận hoặc mắc bệnh gan nặng, nồng độ urê huyết tương có nguy cơ giảm xuống.

2. Creatinine

Creatinine được sản sinh từ creatine phosphate trong cơ. Xét nghiệm creatinine nhằm mục đích đánh giá chức năng thận. Cụ thể, tốc độ lọc cầu thận (GFR) và creatinine huyết tương là mối quan hệ nghịch đảo, giảm một nửa GFR sẽ tương đương gấp đôi creatinine huyết tương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, creatinine vẫn nằm trong phạm vi tham chiếu khi GFR giảm.

3. Chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan là đánh giá sự kết hợp của các enzym, phổ biến nhất là alkaline phosphatase (ALP), aspartate transaminase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và gamma glutamyltransferase (GGT). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể kết luận về tình trạng tổn thương cơ quan (nếu có).

4. Bilirubin

Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng được đào thải ra ngoài cơ thể. Nồng độ bilirubin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu về các vấn đề bất thường liên quan đến gan, ống mật hoặc tốc độ phá hủy hồng cầu.

Đặc biệt, cả bilirubin liên hợp và không liên hợp đều bị ánh sáng phân hủy. Do đó, mẫu cần xác định bilirubin trong huyết tương hoặc nước tiểu phải được bọc trong giấy bạc hoặc giấy sẫm màu, sau đó bảo quản trong tủ lạnh nếu việc phân tích bị trì hoãn.

5. Protein máu

Protein là thành phần quan trọng trong các hoạt động chức năng của cơ thể. Xét nghiệm protein máu giúp chẩn đoán một số bệnh lý về gan, thận, đông máu, vấn đề dinh dưỡng… Bất kỳ sự thay đổi bất thường nào liên quan đến hàm lượng thành phần này đều phản ánh tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.

III. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu

1. Chuẩn bị

Người bệnh sẽ được hướng dẫn chi tiết trước khi tiến hành xét nghiệm, cụ thể như sau:

  • Người bệnh có thể cần nhịn ăn uống (trừ nước) trong vài giờ trước khi xét nghiệm.
  • Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

2. Các bước thực hiện

  • Bước 1: kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều dưỡng quấn một sợi dây thun quanh bắp tay để tạo áp lực cho các tĩnh mạch nổi rõ hơn .
  • Bước 2: Làm sạch và khử trùng vùng da cần lấy máu.
  • Bước 3: Đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ.
  • Bước 4: Máu được thu thập vào một ống nhỏ và được nhán dãn cùng với một số thông tin nhận dạng của người bệnh.
  • Bước 5: Tháo dây thun và rút kim ra khỏi tĩnh mạch.
  • Bước 6: Đặt một miếng băng nhỏ lên vị trí vừa tiếp xúc với kim tiêm.
  • Bước 7: Mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.
quy trinh lay mau xet nghiem

(Ảnh minh họa)

IV. Những lưu ý khi xét nghiệm sinh hóa máu

1. Tác dụng phụ 

Xét nghiệm sinh hóa máu thường không gây ra tác dụng phụ, thông thường chỉ xuất hiện một số dấu hiện sưng đau nhẹ ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Khó chịu.
  • Chảy máu.
  • Bầm tím.
  • Sưng tấy.
  • Nhiễm trùng.

2. Xét nghiệm sinh hóa máu ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể sẽ lấy máu từ các mao mạch ở ngón tay hoặc gót chân. Phụ huynh nên giải thích trước với trẻ về những gì sẽ xảy ra trong quá trình xét nghiệm để giảm bớt lo lắng, tăng khả năng hợp tác cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Cảm giác lạnh khi da được làm sạch.
  • Khi đặt kim vào da sẽ có cảm giác như kim châm hoặc không đau.
  • Khi kim đã đưa vào trong cánh tay, máu sẽ chảy ra ống, có thể nhìn ra chỗ khác nếu không muốn xem.
  • Trẻ em thường lo lắng về việc cơ thể không có đủ máu sau khi xét nghiệm, phụ huynh có thể trấn an rằng cơ thể luôn tạo ra máu mới và không bao giờ bị cạn.
lay mau xet nghiem sinh hoa

(Ảnh minh hoạ)

Frequently asked questions

Essentially, a technology consultant helps your business oversee digital transformation. This involves deep dive assessments of current capabilities, as well as technologies, processes and ways of working. This will help us identify if you are ready for significant change, and where the opportunities lie and what risks may need to be
considered.

Our approach is incredibly thorough and collaborative, supporting you every step of the way and reacting to any emerging issues through continuous monitoring.

Essentially, the difference between the two relates to their approach. Technology consulting helps you lay down the strategic foundations of your digital change. They will help determine what is wrong with a process, and evaluate what needs to be done to change it. IT consultancy is related to the building and evaluation of integral IT systems.

We can help you both build new systems and assess existing ones to see how you can use technology to your advantage.

Advisors are involved in changing the processes of a company over time in a more broad sense. Alternatively, consultants are employed on a project basis to look at specific projects or issues. One of the main differences is the work duration, as consultants tend to work with clients on a short-term, ad hoc basis, whereas advisers work with businesses over longer periods.

Ordinarily, advisors work on long-term projects and exist in a predictive capacity, preempting
problems before they appear. In contrast, consultants are usually tasked with working on
specific issues or projects to provide a solution to a specific existing problem

Xem thêm

Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên, tuân thủ theo chuẩn mực phác đồ của Bộ Y Tế và tận dụng triệt để những ưu điểm của Y Học Cổ Truyền chưa?

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”