Y Học Cổ Truyền HCM

Các loại thuốc cần có trong nhà mùa mưa bão

Các loại thuốc cần có trong nhà mùa mưa bão

Sau mùa lũ, thời tiết thay đổi và điều kiện vệ sinh kém làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Do đó, mỗi gia đình nên chuẩn bị các loại thuốc thiết yếu trong tủ thuốc gia đình để chủ động bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là các loại thuốc cần thiết trong và sau mùa mưa lũ.

1. Thuốc giảm đau, hạ sốt

Thời tiết ẩm ướt trong thời gian dài có thể dẫn đến các tình trạng mệt mỏi, sốt, nhức mỏi cơ thể,… Vì vậy, các loại thuốc giảm đau – hạ sốt vô cùng cần thiết trong mỗi gia đình, đặc biệt là sau mùa mưa lũ.

  • Paracetamol: Là thuốc giảm đau – hạ sốt được đánh giá tương đối an toàn cho tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn. Cần cân nhắc sử dụng dạng thuốc phù hợp cho từng đối tượng như trẻ em nên sử dụng dạng siro hoặc thuốc đạn, trong khi người lớn có thể dùng dạng viên uống hoặc viên sủi.

Liều dùng

Người lớn: 500-1.000 mg mỗi 4-6 giờ, không quá 4 g/ngày.

Trẻ em: Dùng theo hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

  •  Ibuprofen: Có thể được cân nhắc sử dụng trong trường hợp giảm đau – hạ sốt có kèm kháng viêm ở người lớn.

Lưu ý: Trong trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết, không được tự ý sử dụng Ibuprofen do thuốc này có thể gây tác dụng không mong muốn là xuất huyết (chảy máu) với người bệnh.

Huong da su dung Paracetamol

2. Thuốc điều trị bệnh đường hô hấp

Các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… có xu hướng gia tăng trong và sau mùa mưa lũ. Các đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh đường hô hấp có thể kể đến như người già, trẻ em hoặc người có bệnh mạn tính trên đường hô hấp do sức đề kháng yếu hơn.

Để chủ động điều trị các bệnh đường hô hấp tại nhà, có thể sử dụng các loại thuốc:

  • Kháng histamin có thành phần hoạt chất là Cetirizine và Loratadine:  Để giảm các triệu chứng dị ứng gây khó chịu trên đường hô hấp như viêm mũi dị ứng,..
  • Eugica: Dùng điều trị các chứng ho, đau họng, sổ mũi, cảm cúm. Làm loãng niêm dịch, làm dịu ho.
eugica trị ho

3. Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá

Nguồn nước bị ô nhiễm trong và sau mùa mưa lũ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.

Thuốc bù nước và điện giải

  • Oresol: Trường hợp tiêu chảy trong thời gian dài, người bệnh cần chủ động sử dụng Oresol để chống mất quá nhiều nước và điện giải mất đi khi đại tiện nhiều lần.

Lưu ý: Hiện nay, Oresol có dạng gói pha trong 1000 ml và gói pha trong 200 ml nước sôi để nguội, do đó, cần đọc hướng dẫn sử dụng để tránh pha Oresol quá loãng hoặc quá đặc, ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

  • Trong trường hợp không có sẵn Oreol, có thể pha muối – đường – nước theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối – 8 thìa đường – 1 lít nước để tạm thời thay thế.

Thuốc cầm tiêu chảy.

  • Berberin cũng thường được sử dụng để diệt các loại ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh trên đường tiêu hóa, từ đó giúp phục hồi sức khỏe đường ruột, cầm tiêu chảy.

Liều dùng: Uống sau ăn

-Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống từ 12 – 15 viên hàm lượng 10mg/ lần, 2 lần/ngày.

-Trẻ em từ 8 – 15 tuổi: Uống 10 viên hàm lượng 10mg/lần, 2 lần/ngày.

-Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: Uống 5 viên hàm lượng 10mg/lần, 2 lần/ngày.

-Trẻ em từ 2 – 4 tuổi: Uống 2 viên hàm lượng 10mg/lần, 2 lần/ngày.

berberin

Men tiêu hóa

Men tiêu hoá có thể sử dụng để hỗ trợ cung cấp các lợi khuẩn cần thiết cho đường ruột, đồng thời giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

men tieu hoa

4. Thuốc điều trị bệnh ngoài da

Da bị trầy hoặc xây xát trong mùa mưa lũ khiến hàng rào bảo vệ của da bị tổn thương kết hợp với ngâm vào nguồn nước bị ô nhiễm một thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh ngoài da như ghẻ ngứa hoặc tình trạng côn trùng cắn. 

Thuốc điều trị bệnh ngoài da như:

  • Thuốc mỡ D.E.P được sử dụng trong các trường hợp ghẻ ngứa, chống muỗi, và phòng côn trùng đốt.
  • Thuốc kháng nấm cũng có thể cần được chuẩn bị để điều trị và phòng ngừa bệnh nấm da trong và sau mùa mưa lũ.
d e p
thuốc trị nấm da

5. Các dụng cụ y tế khác

Bên cạnh các loại thuốc kể trên, các dụng cụ y tế như bông, băng, gạc, dung dịch sát khuẩn Povidine 10% và nước muối sinh lý cần được chuẩn bị sẵn sàng để sơ cứu, sát trùng và băng bó các vết thương hở. Từ đó, hạn chế các vết thương này chuyển biến nặng gây nguy hiểm cho người bị thương.

Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi có thành phần Natri clorid 0,9% có thể dùng để rửa mắt, rửa mũi như một biện pháp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về mắt và bệnh đường hô hấp.

đồ dùng sơ cứu

Lưu ý: 

Bảo quản thuốc nơi khô ráo thoáng mát và thường xuyên kiểm tra hạn dử dụng của thuốc

Trong những trường hợp có bệnh lý mạn tính thì nên chủ động chuẩn bị thuốc dự trữ, tình huống nặng có thể gọi điện thoại xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”