Y Học Cổ Truyền HCM

Đau cổ vai gáy thường xuyên dù còn trẻ: Đừng chủ quan​

Đau cổ vai gáy thường xuyên dù còn trẻ: Đừng chủ quan​

Đau vai gáy ở người trẻ tuổi là tình trạng đang diễn ra ngày càng phổ biến. Đa phần là do lối sống và công việc nhưng một số trường hợp còn liên quan tới vấn đề bệnh lý. Cần chú ý điều trị kịp thời để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

dau moi vai gay o dan van phong jpeg

                 Đau vai gáy là tình trạng phổ biến ở nhiều người trẻ, đặc biệt là dân văn phòng.

1. Nguyên nhân gây đau vai gáy ở người trẻ tuổi

Lười vận động là thói quen xấu đặc biệt phổ biến ở những người trẻ tuổi. Đặc biệt hiện nay, những hoạt động hằng ngày thường có sự hỗ trợ của thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó người trẻ có xu hướng bị lệ thuộc và trở nên ít vận động.

Thói quen này ngoài làm tăng nguy cơ bị tăng cân thì còn khiến các khớp xương kém linh hoạt. Đồng thời dễ dàng bị đau nhức. Lười vận động kéo dài không chỉ gây đau vai gáy, đau nhức cơ thể mà còn khiến xương khớp thoái hóa. Thậm chí là hư hại vĩnh viễn trong tương lai.

Lười vận động

Đau cổ vai gáy đề cập tới tình trạng rối loạn cơ – xương ở vùng cổ vai gáy gây ra các triệu chứng đau nhức và tê bì. Tình trạng này có biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Tùy thuộc vào nguyên nhân, hiện trạng sức khỏe và mức độ chịu đựng cơn đau của mỗi người mà biểu hiện triệu chứng sẽ có sự khác nhau.

Một số triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:

  • Cơn đau xảy ra ở vùng cổ vai gáy
  • Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội
  • Đau nhiều hơn khi vận động
  • Cơn đau ảnh hưởng đến cả vùng lưng và cánh tay
  • Cứng khớp cổ, hạn chế vận động

Tình trạng đau vai gáy có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên số lượng người trẻ tuổi bị đau vai gáy đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân được xác định là do sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học, chấn thương, dinh dưỡng kém… Cụ thể như sau:

Sai lệch tư thế

Áp lực lên hệ thống xương khớp sẽ tăng lên nếu bạn duy trì các tư thế xấu. Ngoài gây tổn thương xương khớp thì còn kích thích cơ, dây chằng cùng mô mềm bao xung quanh.

tu the ngoi dung jpeg

Duy trì tư thế sai lệch thời gian dài hiện đang là thói quen xấu của rất nhiều người trẻ. Ví dụ như các tư thế sau:

  • Ngồi làm việc hay học tập quá lâu
  • Ngồi rướn cổ ra phía trước
  • Nằm xem tivi
  • Cúi cổ lâu
  • Ngủ kê gối quá cao
  • Ngủ tựa đầu vào ghế

Các tư thế này ngoài gây đau vai gáy thì còn làm tăng nguy cơ bị vẹo cột sống hay mắc các bệnh cơ xương khớp khác.

Chấn thương

Chấn thương là vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Đặc biệt là ở đối tượng người trẻ do thói quen hấp tấp, thiếu cẩn thận và chủ quan. Một số chấn thương gây đau vai gáy ở người trẻ bao gồm:

  • Chấn xương cơ, gân, dây chằng
  • Chấn thương mô mềm
  • Rạn, gãy xương
  • Chấn thương chóp xoay

Các chấn thương này có thể gặp phải do tai nạn xe cộ hay tác động mạnh trong quá trình lao động, vui chơi thể thao. Một số trường hợp mặc dù đã được chữa lành nhưng chấn thương vẫn để lại di chứng kéo dài.

Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia

Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia là những thói quen xấu phổ biến ở người trẻ. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng đau vai gáy ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng.

Cồn trong rượu bia và nicotine trong thuốc lá có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Từ đó dẫn tới tình trạng thưa xương và làm tăng nguy cơ bị đau nhức.

Hơn nữa, thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc là còn thúc đẩy quá trình lão hóa. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh nghiêm trọng như rối loạn miễn dịch, huyết áp cao, bệnh Alzheimer…

Tính chất công việc

Người trẻ thường có nhiều nhiệt huyết dù họ làm bất cứ công việc nào. Một số công việc có thể làm tăng nguy cơ bị đau vai gáy. Cụ thể như:

  • Nhân viên văn phòng: Thường xuyên phải ngồi làm việc trong nhiều giờ liền với máy vi tính. Ngoài gây nhức mỏi, đau vai gáy thì còn dễ bị đau đầu, mỏi mắt, chóng mặt.
  • Công nhân mang vác: Việc mang vác đồ vật nặng trên vai gây ra rất nhiều áp lực cho hệ thống xương khớp. Tình trạng đau vai gáy, đau lưng thường diễn ra vào cuối ngày. Cơn đau có thể kích hoạt trong nhiều ngày liên tiếp.

Chế độ dinh dưỡng kém

Thực tế, rất nhiều người trẻ có thói quen ăn uống bừa bãi. Họ thường ưu tiên lựa chọn các bữa ăn tiện lợi như đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp…

Các loại thực phẩm nói trên có giá trị dinh dưỡng thấp. Hơn nữa còn chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe và hệ thống xương khớp. Điển hình như muối, dầu mỡ hay các chất bảo quản.

Việc duy trì chế độ dinh dưỡng kém thời gian dài sẽ khiến cho xương khớp bị suy yếu và rất dễ đau nhức. Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây đau vai gáy ở người trẻ tuổi. Ngoài ra ăn uống kém lành mạnh còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cân, mắc bệnh huyết áp, tim mạch hay tiểu đường.

2. Đau vai gáy ở người trẻ tuổi có phải bệnh lý?

Ngoài các nguyên nhân lối sống hay công việc thì đau vai gáy ở người trẻ trong nhiều trường hợp còn liên quan tới một số bệnh lý. Bao gồm:

Thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh lý này phổ biến ở người lớn tuổi cùng với quá trình lão hóa chung của cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, do có nhiều yếu tố tác động mà không ít người trẻ cũng bị thoái hóa đốt sống cổ.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau vai gáy âm ỉ và kéo dài
  • Đau hơn khi vận động cột sống cổ
  • Cứng cổ, nhất là khi thức dậy
  • Trường hợp gai xương hình thành trên thân đốt sống thì cơn đau rất khó kiểm soát
  • Mệt mỏi do thiếu máu lên não

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Mục đích của việc điều trị là khắc phục triệu chứng, kiểm soát tiến triển của bệnh và cải thiện khả năng vận động.

Thoát vị đĩa đệm cổ

Đề cập đến tình trạng tổn thương mô liên kết giữa đốt sống và đĩa đệm ở cột sống cổ. Lúc này, bao xơ của đĩa đệm bị vỡ hoặc rách khiến cho phần nhân bên trong thoát ra ngoài gây chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống.

Đau vai gáy ở người trẻ tuổi có thể là do ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau vùng cổ vai gáy
  • Cơn đau ảnh hưởng trên phạm vi rộng
  • Đau như điện giật hoặc cảm thấy nóng
  • Tê buốt và ngứa ran
  • Yếu cánh tay, bàn tay
  • Cứng khớp cổ, hạn chế chuyển động
  • Thiếu máu lên não

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ có thể bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu và châm cứu. Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nghiêm trọng, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến chức năng vận động thì phẫu thuật có thể được chỉ định.

Hội chứng cổ vai gáy

Hội chứng cổ vai gáy hiện đang là tình trạng phổ biến ở những người trẻ tuổi. Nguyên nhân có thể là do lười vận động hay duy trì tư thế tĩnh quá lâu. Số liệu thống kê cho thấy, công nhân may, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… là những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng cổ vai gáy.

Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng cổ vai gáy
  • Mức độ và phạm vi ảnh hưởng tăng khi cơ và dây thần kinh bị chèn ép
  • Đau nhiều hơn khi vận động cổ
  • Đau lan ra cả vùng lưng, bắp tay và cánh tay

3. Chẩn đoán đau vai gáy ở người trẻ tuổi

Đau vai gáy ở người trẻ tuổi có thể liên quan đến rất nhiều nguyên nhân. Bao gồm cả nguyên nhân cơ học, thói quen sinh hoạt và vấn đề bệnh lý. Sẽ rất khó để phán đoán nguyên nhân cụ thể khi chỉ dựa vào cảm nhận của bản thân về các triệu chứng.

Chính vì vậy, tốt nhất người trẻ nên chủ động thăm khám bác sĩ. Nhất là khi cơn đau kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về biểu hiện triệu chứng, thói quen sinh hoạt và tiền sử y tế. Sau đó một số xét nghiệm có thể được chỉ định nhằm xác định kết quả chẩn đoán. Bao gồm:

  • Chụp X-quang thường quy
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Điện cơ
  • Xạ hình xương
thoai hoa cot song co jpeg

Chẩn đoán chính xác là yếu tố giúp đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn và hiệu quả. Ngoài giúp khắc phục triệu chứng thì còn triệt căn được nguyên nhân.

4. Cách điều trị đau vai gáy ở người trẻ tuổi

Điều trị đau vai gáy ở người trẻ tuổi phụ thuộc vào biểu hiện triệu chứng và vấn đề nguyên nhân. Có thể giảm đau với một số mẹo tại nhà và điều trị y tế trong các trường hợp cần thiết.

Giảm đau tại nhà

Có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà để khắc phục triệu chứng. Đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến chức năng vận động của vùng cổ vai gáy.

+ Tác dụng nhiệt: Tùy thuộc vào biểu hiện của cơn đau và các triệu chứng đi kèm để lựa chọn chườm nóng hoặc chườm lạnh cho phù hợp. Tác dụng nhiệt là mẹo không chỉ dễ thực hiện mà còn mang lại hiệu quả tốt:

– Chườm lạnh:

Áp dụng khi tình trạng đau vai gáy đi kèm với dấu hiệu sưng, phù nề. Nhiệt độ lạnh có tác dụng làm tê tạm thời rễ dây thần kinh cảm giác. Đồng thời hạn chế cấp máu tới vùng tổn thương. Từ đó phát huy tác dụng giảm đau và giảm sưng:

  • Chuẩn bị vài viên đá lạnh cho vào túi chườm
  • Chườm nhấp nhả trên vùng bị đau
  • Thực hiện khoảng từ 15 – 20 phút

– Chườm nóng:

Áp dụng khi bị đau vai gáy đơn thuần hoặc kèm theo cứng cổ, chèn ép dây thần kinh. Hơi nóng từ túi chườm giúp giảm đau, thư giãn và giảm căng thẳng lên vùng vai gáy. Đồng thời cải thiện tuần hoàn máu, ngăn ngừa thiếu máu lên não.

  • Chuẩn bị 1 túi chườm ấm hoặc 1 chai nước ấm
  • Chườm hoặc lăn lên vùng bị đau nhức
  • Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút

+ Vận động trị liệu: Đây cũng là cách hữu hiệu người trẻ nên áp dụng khi bị đau mỏi vai gáy. Một số động tác vận động có thể giúp giảm đau, thư giãn gân cơ, tăng tuần hoàn máu và cải thiện vận động. Bao gồm:

  • Gập đầu, ngửa đầu
  • Nghiêng đầu sang 2 bên
  • Xoay đầu qua trái, qua phải

Có thể thực hiện đồng thời các động tác trên khoảng từ 2 – 3 phút để phát huy tốt công dụng. Các bài tập này rất phù hợp với dân văn phòng, nên tập bất cứ khi nào có thời gian rảnh rỗi.

Điều trị y tế

Điều trị tại nhà chỉ đáp ứng với các cơn đau cấp tính, có mức độ từ nhẹ cho tới trung bình. Với các trường hợp đau nhức kéo dài hay đau nghiêm trọng thì bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ. Lúc này việc điều trị y tế là cần thiết để cải thiện triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân.

Dau moi co vai NGUYEN NHAN PHONG NGUA png

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường là kê toa thuốc kết hợp với các phương pháp đông y & vật lý trị liệu. 

Các thuốc được kê toa có thể là:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm
  • Thuốc giảm đau thần kinh
  • Thuốc giãn cơ
  • Viên uống bổ sung vitamin B

Phương pháp Y học cổ truyền:

  • Châm cứu
  • Cấy chỉ
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Thuỷ châm
  • Xông ngải cứu
  • Chườm gối thảo dược

Vật lý trị liệu có thể bao gồm:

  • Điện xung
  • Chiếu tia hồng ngoại
  • Sóng ngắn
  • Siêu âm trị liệu
  • Bài tập vật lý trị liệu

Trường hợp điều trị nội khoa tích cực không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp ngoại khoa. Nhất là khi người trẻ bị đau vai gáy do bệnh lý mãn tính có tính chất phức tạp. Tuy nhiên phẫu thuật tiềm ẩn không ít rủi ro, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.

5. Chăm sóc và phòng ngừa

Thực tế ghi nhận, tình trạng đau vai gáy đang ngày càng phổ biến ở đối tượng người trẻ. Để khắc phục và phòng ngừa tình trạng này cần chú ý loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Dau moi co vai NGUYEN NHAN PHONG NGUA png

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa chứng đau vai gáy ở người trẻ tuổi:

  • Điều chỉnh và duy trì tư thế đúng mọi lúc, cả khi sinh hoạt, làm việc hay nghỉ ngơi. Chú ý luôn giữ cho cột sống được thẳng tự nhiên.
  • Tránh làm việc quá sức, chỉ nên làm việc khoảng 7 – 9 giờ mỗi ngày. Tránh thường xuyên mang vác nặng. Hạn chế vận động mạnh và nên dành thời gian nghỉ ngơi khi bị đau vai gáy.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.
  • Cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất. Hạn chế sử dụng đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt đóng chai…
  • Nên đi ngủ trước 11 giờ tối và đảm bảo giấc ngủ ban đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng.
  • Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng. Tuyệt đối không được tập luyện với cường độ quá cao hay quá gắng sức.

Đau vai gáy ở người trẻ tuổi đang ngày càng phổ biến nhưng thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu các giải pháp giảm đau tại nhà không mang lại hiệu quả hãy chủ động thăm khám bác sĩ. Đôi khi cơn đau là dấu hiệu của các bệnh lý cần sớm điều trị y tế.

** LIÊN HỆ HOTLINE: 036 393 3369 ( BS THUỶ ) Để được tư vấn y khoa/ Đặt lịch khám bệnh miễn phí.

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”