Điều Trị " ĐAU CỔ VAI GÁY " Bằng Phương Pháp CẤY CHỈ.

Điều Trị ” ĐAU CỔ VAI GÁY ” Bằng Phương Pháp CẤY CHỈ.

Anh P. Đ. Hoan (49 tuổi, Tp.HCM) bị đau mỏi vai gáy, vùng đốt sống cổ thời gian dài và cũng đã có nhiều năm điều trị chứng bệnh này. Các cơn đau của anh thường bắt đầu từ gáy, sau đó tê mỏi xuống vai và lan dọc xuống sống lưng. 

Anh Hoan chia sẻ “ Tôi bị thoái hoá cột sống cổ C3-C7, Thoát vị đĩa đệm C3-C4, Lồi đĩa đệm C5-C6. Trước đây tôi đã thử điều trị ở nhiều trung tâm lớn khác nhau. Vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống bằng máy, nắn chỉnh cơ khớp bằng tay, uống thuốc tôi đều từng được chỉ định”.

Ban đầu các phương pháp điều trị đều mang lại tác dụng giảm đau nhanh, hiệu quả, nhưng theo anh Hoan nó chỉ giải quyết các cơn đau cấp thời, chứ không mang tác dụng lâu dài. Khi phải ngồi làm việc thời gian dài thì cơn đau ở cổ lại quay trở lại. Đồng thời, liệu trình điều trị phải cần nhiều thời gian, mỗi ngày đều phải lui tới làm thủ thuật. Sau thời gian cảm thấy tình trạng bệnh không có tiến triển khác, nên anh tiếp tục tìm kiếm chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp hơn.

1. Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng.

Hội chứng cổ vai – cánh tay là một nhóm các triệu chứng lâm sàng, liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

Triệu chứng bệnh:

  • Nhẹ : Đau mỏi vùng cổ gáy, vận động xoay trở đau nhiều có thể kèm vẹo cổ, cơ vùng cổ gáy căng cứng ấn đau
  • Trung bình: Triệu chứng đau sẽ lan lên vùng chẩm/ lan dọc xuống lưng vai/ cánh tay & bàn tay. Đau tăng khi xoay trở. Yếu cơ, tê bì vùng cánh tay bàn tay/ các ngón tay.
  • Nặng: Kèm thêm đau đầu vùng chẩm, chóng mặt , ù tai, có thể có giảm thị lực thoáng qua, mệt mỏi.

Nguyên nhân bệnh:

  • Thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ.
  • Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.

2. Cấy chỉ & Tác dụng của cấy chỉ.

Cấy chỉ là phương pháp đưa đoạn chỉ tự tiêu vào huyệt vị và lưu lại nhiều ngày, tạo ra kích thích liên tục, nên tác dụng kéo dài hơn và bệnh nhân không phải đến làm thủ thuật hằng ngày. Cấy chỉ thường được tiến hành trong khoảng từ 15 – 30 phút tùy vào tình trạng bệnh. Kèm theo đó là tác dụng lâu dài khi chỉ được cấy vào cơ thể, có tác dụng đến 15 – 20 ngày. Tùy vào bệnh lý mà cấy chỉ được chỉ định thực hiện từ 4 – 6 lần cho một liệu trình điều trị. Dù thời gian có thể kéo dài từ 2 đến 4 tháng, tuy nhiên nhiên cấy chỉ lại mang đến kết quả lâu dài và an toàn hơn.

Hiện nay có 02 loại chỉ được ứng dụng rộng rãi chính là: Chỉ catgut & Chỉ PDO 

Sự kích thích của quá trình tự tiêu của chỉ làm tăng lưu lượng máu, đồng thời kích hoạt hoạt động của thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể. Giúp điều hòa lại hoạt động của dây thần kinh, lập lại cân bằng năng lượng cơ thể, giúp giãn cơ và giảm đau nhanh chóng. Là một phương pháp điều trị bảo tồn có hiệu quả cao, không lo biến chứng, không có tác dụng phụ.

Khác với châm cứu, phương pháp cấy chỉ thường kéo dài tác dụng từ khoảng 1 đến 6 tháng tuỳ vào loại chỉ cấy”, bác sĩ Thuỷ nói thêm.

3. Quy trình cấy chỉ điều trị " HỘI CHỨNG CỔ VAI - CÁNH TAY"

Bác sĩ sau khi khám lâm sàng & xem các kết quả cận lâm sàng, cùng hồ sơ bệnh án cũ trước đây, đã đề nghị anh Hoan áp dụng phương pháp cấy chỉ để điều trị.

Cụ thể liệu trình gồm 8 lần cấy chỉ, khoảng cách mỗi lần cấy chỉ là 20 ngày. Mỗi lần thực hiện cấy là 10 kim, tại nhiều vị trí huyệt khác nhau. Thời gian làm thủ thuật cho một lần điều trị khoảng 40 phút. Chi phí : 1.000.000 vnd/ lần cấy. Sử dụng chỉ Polydioxanone (PDO) cao cấp, ít đau, vô khuẩn tuyệt đối, hiệu quả cao.

Quy trình cấy chỉ gồm 07 bước  :

  • Bước 1: Bác sĩ có chuyên môn sẽ khám & ra chỉ định. 
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ làm thủ thuật ( Mâm dụng cụ, dd Povidine, pince, gòn vô trùng, băng keo cá nhân, CHỈ PDO, xịt gây tê Lidocain, hộp chống sốc ). 
  • Bước 3: Chuẩn bị bệnh nhân, kiểm tra mạch & huyết áp của người bệnh trước khi làm thủ thuật. Cho người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng cần cấy chỉ, giải thích về phương pháp cấy chỉ và loại chỉ được sử dụng làm thủ thuật. 
  • Bước 4: Xoa bóp bấm huyệt 20 phút vùng chuẩn bị cấy chỉ. Sau đó, xịt gây tê vùng huyệt sẽ cấy chỉ (Và chờ 15 – 20 phút )
  • Bước 5: Bác sĩ mang găng tay vô khuẩn, xác định đúng huyệt cần cấy, sát trùng vùng huyệt, châm nhanh kim qua da và đẩy từ từ đến vị trí huyệt. Sau khi rút kim ra, dán băng keo cá nhân.
  • Bước 6: Nằm chiếu đèn hồng ngoại 20 phút.
  • Bước 7: Kiểm tra lại mạch & huyết áp sau khi làm thủ thuật. Dặn dò những điều cần chú ý sau khi cấy chỉ & hẹn lịch tái khám trước khi bệnh nhân ra về.

4. Kết quả sau liệu trình cấy chỉ.

Sau lần cấy chỉ thứ 4 các cơn đau ở vai gáy của tôi không còn nhiều nữa. Hơn nữa, đến thời điểm hiện tại sau gần 3 tháng kết thúc trị liệu, kết quả ban đầu vẫn được duy trì. Phương pháp này tôi thấy thực hiện nhanh, đơn giản, không gây đau nên không thấy mất nhiều thời gian. Sau khi cấy chỉ xong vẫn sinh hoạt làm việc ngay được. Môi trường tại phòng khám sạch sẽ và bác sĩ giải thích phương pháp cũng rất cặn kẽ nên tôi khá yên tâm”, anh Hoan vui vẻ chia sẻ cảm nghĩ sau khi điều trị đau vai gáy bằng phương pháp cấy chỉ.

Để được bác sĩ tư vấn/ đặt lịch khám bệnh hãy gọi ngay số HOTLINE 036 393 3369.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *