Thoái hoá cột sống thoát vị đĩa đệm là những bệnh lý làm tổn thương cột sống, nhân nhầy, thần kinh xung quanh ống sống. Gây đau đớn mỗi khi vận động, di chuyển, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt cũng như chất lượng công việc. Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm có điều trị khỏi được không?
1. Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là tình trạng như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu, làm cho phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài. Điều này gây chèn ép dây thần kinh và tủy sống, tạo nên những cơn đau dai dẳng, đặc biệt khi vận động. Hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp đó là ở thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Thoái hóa cột sống là tình trạng các đốt sống của đĩa đệm bị hư hại, tổn thương thân đốt sống, mỏm gai sau, thoái hóa đĩa đệm, sụn khớp… Gây ảnh hưởng đến quá trình vận động. Thoái hóa cột sống tiến triển chậm, cơn đau tăng dần khi vận động, cứng đốt sống.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống chủ yếu là do lão hóa, vận động sai tư thế, tai nạn lao động, chấn thương thể thao… gây nên. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa có thể kể đến:
– Béo phì: Làm tăng áp lực lên xương khớp, đĩa đệm. Chèn ép trọng lực làm cho đĩa đệm bị phình, trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
– Bệnh nghề nghiệp: Thường xuyên phải mang vác nặng, cúi gập nhiều, đứng – ngồi liên tục trong nhiều tiếng trong thời gian dài, xoắn vặn người, xoắn vặn cổ…
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một phần là do thói quen xoắn vặn cổ nhiều, nhanh.
– Chất kích thích: sử dụng rượu bia trong thời gian dài, hút thuốc lá chủ động và thụ động…
– Yếu tố di truyền: Gia đình có người thoái hóa, thì xương khớp cũng sẽ có nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
– Tuổi tác: người trung niên, người cao tuổi có nguy cơ cao bị thoái hóa. Người trẻ ít có nguy cơ hơn, tuy nhiên sai tư thế khi vận động cũng khiến tỉ lệ thoái hóa ở người trẻ tăng cao.
3. Triệu chứng thường gặp của thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
3.1 Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm đẩy nhân nhầy lệch ra khỏi vị trí ống sống, gây chèn ép đường đi của thần kinh, mạch máu, tuỷ sống xung quanh xương sống. Khi người bệnh vận động, sự cọ xát giữa các sợi thần kinh, ống sống và tủy sống, mạch máu gây cảm giác đau nhói, đau nhức tê bì cánh tay, mất cảm giác. Khi chèn ép vào dây thần kinh lâu ngày có thể làm mất kiểm soát đại tiểu tiện, teo cơ cứng khớp. Thiếu nuôi dưỡng lâu ngày có thể gây tổn thương không hồi phục.
3.2 Thoái hóa cột sống
– Đau âm ỉ, đau tăng lên khi vận động, giảm đi khi nghỉ ngơi.
– Bệnh nhân có những cơn co cứng cột sống, không di chuyển bình thường được.
– Khi thoái hóa nặng, chèn ép nhiều vào dây thần kinh, mạch máu, tủy sống. Bệnh nhân sẽ có nhiều cơn đau liên tục.
– Khi cử động sẽ có những tiếng động lục khục, lạo xạo
– Cơn đau khớp bả vai, lan ra cánh tay, bàn tay, đau từ thắt lưng lan xuống mông và chân.
– Tổn thương gây gù, cong vẹo, biến dạng cột sống.
5. Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm có điều trị khỏi được không?
Bệnh lý gây tổn thương sụn khớp, nhân nhầy, đĩa đệm… Những tổn thương này có thể hồi phục không hoàn toàn. Cơn đau có thể giảm đi khi điều trị bảo tồn, tuy nhiên để khỏi hoàn toàn là không thể.
5.1 Thoái hóa cột sống thoát vị đĩa đệm sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi sẽ giúp giảm cơn đau tức thì, giúp các tổn thương có thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, nằm nhiều sẽ gây co cơ cứng khớp, khi vận động lại sẽ đau hơn. Vì thế nếu có thể, hãy cố gắng vận động, đi lại nhẹ nhàng trong ngưỡng chịu đựng được.
5.2 Phương pháp vật lý trị liệu kết hợp kéo giãn cột sống
Một số bài tập yoga, kéo giãn cơ giúp giảm co cơ, cứng khớp, giảm đau. Giúp kéo dãn khoảng cách giữa các đốt sống, giảm chèn ép vào thần kinh và mạch máu. Kéo giãn cột sống giúp giảm áp lực lên ống sống, tạo khoảng cách giữa các đốt sống. Giúp giảm chèn ép dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.
5.3 Châm cứu, cấy chỉ
Châm cứu & cấy chỉ là 02 phương pháp tác động vào huyệt vị giúp đả thông kinh lạc, lưu thông tuần hoàn máu đến các vùng kém nuôi dưỡng trong thoát vị đĩa đệm. Mặt khác, châm cứu & cấy chỉ thúc đẩy cơ thể tiết ra các hormone nội sinh như endorphin, serotonin giúp giảm đau, an thần, giãn cơ nhanh chóng, có ích trong điều trị bảo tồn thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
5.4 Xoa bóp bấm huyệt.
Giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu nuôi dưỡng đến những vùng tổn thương, tăng lưu thông tuần hoàn máu, giúp làm giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cường độ cũng như cách xoa bóp cũng tùy từng tình trạng bệnh để áp dụng hiệu quả, hạn chế gây tổn thương nặng hơn.
5.5 Chườm
Chườm nóng hoặc chườm lạnh áp dụng được cho thoát vị đĩa đệm. Trong 24 giờ đầu sau chấn thương chườm lạnh, sau đó chườm nóng. Bệnh nhân có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy nhu cầu. Nếu đang sưng viêm, nên chườm lạnh để giảm đau. Chườm lạnh làm co mạch, giúp làm giảm sưng, giảm viêm. Chườm nóng giúp tăng lưu thông tuần hoàn, giúp tăng lưu lượng máu đến vùng tổn thương.
5.6 Xung điện
Sử dụng xung điện mô phỏng tín hiệu từ các tế bào thần kinh, giúp các cơ phản ứng co lại. Lặp đi lặp lại giúp giảm đau, tăng cường lưu thông máu, phục hồi và tăng cường phản xạ cơ.
5.7 Thuốc giảm đau, kháng viêm
Một số thuốc giảm đau thông thường như: acetaminophen, Ibuprofen… Một số thuốc giảm đau mạnh như Opioid, codein, oxycodone-acetaminophen. Tiêm Steroid giúp giảm đau, giảm viêm, bệnh nhân sẽ được tiêm theo liệu trình từ 3 – 7 ngày.
5.8 Thuốc giãn cơ
Khi có triệu chứng co thắt cơ nhiều, bệnh nhân có thể được kê thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, thuốc sẽ gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, choáng váng…
5.9 Phẫu thuật
Phẫu thuật áp dụng cho trường hợp tổn thương nặng, hạn chế vận động, tái đi tái lại nhiều lần. Một số phương pháp được áp dụng như: Phẫu thuật vi phẫu, nội soi, hợp nhất cột sống, thay đĩa đệm nhân tạo… Tùy tình trạng, mức độ tổn thương bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây tổn thương cột sống, chèn ép tủy sống, thần kinh. Tổn thương chèn ép gây cho bệnh nhân những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội khi vận động. Nếu có những dấu hiệu cảnh báo ở trên, hãy đến viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.