Y Học Cổ Truyền HCM

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẦN KINH TOẠ THẾ NÀO?

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU THẦN KINH TOẠ THẾ NÀO?

Đau thần kinh tọa là bệnh lý phổ biến gây ra nhiều đau đớn và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, Y học cổ truyền (YHCT) cũng mang lại những giải pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân. Bài viết này sẽ cung cấp góc nhìn chuyên sâu từ YHCT về cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa đau thần kinh tọa.

 

1. Đại Cương Về Đau Thần Kinh Tọa

Đau thần kinh tọa là một hội chứng đau rễ thắt lưng L5 và rễ cùng S1 lan theo hướng đi của dây thần kinh hông, được mô tả trong phạm vi chứng tý của YHCT và có bệnh danh là: Yêu cước thống, tọa cốt phong.
– Theo YHHĐ nguyên nhân gây đau thần kinh tọa rất phong phú: nhiễm trùng, do lạnh, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, khối u…Trong đó thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân thường gặp nhất.
– Theo YHCT đau dây thần kinh tọa nguyên nhân do ngoại tà ( phong, hàn, thấp, nhiệt) thừa cơ tấu lí sơ hở, vệ khí không vững vàng xâm lấn vào cơ thể làm kinh lạc bi bế tắc (chủ yếu là kinh đởm và bàng quang), hoặc do chính khí suy yếu, rối loạn chức năng tạng phủ nhất là tạng can thận, hoặc do huyết ứ khí trệ làm bế tắc kinh khí của kinh bàng quang, kinh đởm gây đau.

dau than kinh toa do thuong the thao

Đau thần kinh tọa là một hội chứng đau lan theo hướng đi của dây thần kinh toạ

2. Các Thể Bệnh Theo Y Học Cổ Truyền

Trong Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa không chỉ là một bệnh cơ học mà còn liên quan đến mất cân bằng âm dương, khí huyết, và các yếu tố phong, hàn, thấp.

Thể phong hàn thấp tý: Do yếu tố phong hàn và thấp gây trở ngại kinh mạch, làm tắc nghẽn khí huyết, gây đau nhức và cứng cơ. Triệu chứng thường là: đau vùng thắt lưng lan xuống mông mặt sau đùi cẳng chân, đau co rút, đau tăng khi gặp lạnh, chườm ấm dễ chịu, thường có điểm đau khu trú, đi lại khó khăn, chưa teo cơ. Sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoặc phù khẩn.

Thể phong thấp nhiệt tý: Đau vùng thắt lưng lan xuống chân dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, đau cảm giác nóng rát, đau nhức như kim châm, chất lưỡi hồng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch sác.

Thể can thận âm hư: Chủ yếu gặp ở người cao tuổi, đau mãn tính. Đau có cảm giác tê bì, nặng nề, teo cơ, bệnh kéo dài dễ tái phát. Thường kèm theo triệu chứng toàn thân như ăn kém, ngủ ít, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng ít hoặc không rêu và khô, mạch trầm sác.

Thể khí trệ huyết ứ: Cơn đau liên quan đến sự tắc nghẽn của khí huyết trong kinh mạch. Bệnh nhân cảm thấy đau nhói, đau cứng, có cảm giác chân nặng. Đau xuất hiện sau khi bị sang thương, đau dữ dội tại một điểm, đột ngột lan xuống chân, chất lưỡi đỏ tím, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch sáp.

3. Phương Pháp Điều Trị Theo Y Học Cổ Truyền

Phương pháp điều trị trong YHCT bao gồm nhiều liệu pháp tự nhiên và an toàn, giúp bệnh nhân giảm đau, lưu thông khí huyết, và phục hồi vận động.

Điện châm
Điện châm là phương pháp sử dụng kim châm cứu kết hợp với dòng điện tần số thấp để kích thích các huyệt đạo, giúp giảm đau và cải thiện chức năng dây thần kinh.

Cấy chỉ
Phương pháp này đưa chỉ tự tiêu vào các huyệt đạo, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau và duy trì hiệu quả lâu dài từ 2-4 tuần mỗi lần cấy chỉ.

Thủy châm
Thủy châm là sự kết hợp giữa châm cứu và tiêm thuốc. Thuốc tiêm được đưa vào các huyệt đạo giúp giảm đau tức thì và tăng cường hiệu quả điều trị.

Cứu ngải
Cứu ngải là phương pháp đốt ngải cứu gần các huyệt đạo để kích thích, tăng cường tuần hoàn và giảm đau, giúp ấm cơ thể và giảm đau do phong hàn thấp.

Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt giúp thư giãn cơ, lưu thông khí huyết, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Các động tác xoa bóp và bấm huyệt nhẹ nhàng giúp thư giãn và cải thiện vận động cho vùng thắt lưng, đùi và chân.

Thuốc thang

Thường dùng các bài thuốc khu phong tán hàn trừ thấp để giảm đau và kháng viêm như bài Độc hoạt tang ký sinh. Hay bài Huyết phủ trục ứ giúp hành khí hoạt huyết giảm đau. Hay bài thuốc giúp bổ can thận, ích tinh như Lục vị địa hoàng hoàn

cay chi case dau than kinh toa

01 Case bệnh đau thần kinh toạ đang được Bs Thuỷ thực hiện cấy chỉ

Điều trị kết hợp Tây y và vật lý trị liệu

Ngoài YHCT, bệnh nhân có thể kết hợp với một số phương pháp Tây y và vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị:

  • Thuốc Tây y: Dùng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ và thuốc giảm đau do nguyên nhân thần kinh như Gabapentin.
  • Vật lý trị liệu: Kéo dãn cột sống thắt lưng, chiếu hồng ngoại hoặc sóng ngắn giúp thư giãn cơ và giảm đau, đồng thời giúp phục hồi chức năng vận động.

4. Phòng Ngừa Đau Thần Kinh Tọa

Phòng ngừa đau thần kinh tọa rất quan trọng để tránh tình trạng tái phát và giảm nguy cơ tổn thương cột sống.

  • Duy trì tư thế đúng: Khi ngồi, đi đứng hoặc nâng vật nặng, chú ý giữ thẳng lưng, không khom người.
  • Tăng cường vận động: Thường xuyên tập thể dục, đi bộ, yoga hoặc bơi lội để giữ cho cơ thể dẻo dai, mạnh mẽ.
  • Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ở mức hợp lý giúp giảm áp lực lên cột sống.
  • Tránh ngồi lâu: Đứng lên và đi lại sau mỗi 30 phút nếu phải ngồi lâu, đặc biệt là dân văn phòng.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ lưng: Các bài tập này giúp hỗ trợ cột sống và giảm nguy cơ đau thần kinh tọa.
tu the ngoi dung jpeg

Duy trì tư thế đúng

Kết Luận

Y học cổ truyền cung cấp nhiều giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa. Với phương pháp điện châm, cấy chỉ, thủy châm, cứu ngải, cùng các bài thuốc, bệnh nhân có thể giảm đau và hồi phục chức năng một cách bền vững. Phòng ngừa cũng đóng vai trò quan trọng, giúp người bệnh duy trì sức khỏe cột sống và chất lượng cuộc sống.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về điều trị đau thần kinh tọa bằng YHCT, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”