Y Học Cổ Truyền HCM

Phòng & Điều Trị Cảm Mạo Phong Hàn Bằng Y Học Cổ Truyền

Phòng & Điều Trị Cảm Mạo Phong Hàn Bằng Y Học Cổ Truyền

Cảm mạo phong hàn là bệnh lý thường gặp do thời tiết lạnh gây ra, nhất là thời điểm giao mùa cuối thu, đầu đông.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Nguyên nhân bên trong: Chế độ ăn thất thường, thiếu khoa học khiến cơ thể luôn trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi, ngủ không đủ giấc…cũng là những yếu tố nguy cơ tăng tình trạng suy nhược cơ thể và nguy cơ mắc bệnh phong hàn.

Nguyên nhân bên ngoài:

  • Cảm mạo phong hàn thường xuất hiện với tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh khi ngâm mình trong nước quá lâu, đi mưa hoặc phơi sương.
  • Cơ thể không được bảo vệ đủ ấm khi thời tiết quá lạnh.
  • Người mới ốm đau chưa khỏi bệnh đã đi ra ngoài.
  • Người có thói quen mở máy điều hòa quá lạnh khi ngủ.
  • Phụ nữ mới sinh thấm nước lạnh sớm.
  • Người đang đổ mồ hôi nhiều (làm việc nặng hay chơi thể thao) lại nhanh chóng dội nước lạnh hay đi vào phòng máy lạnh.

II. TRIỆU CHỨNG CỦA MẮC CẢM MẠO PHONG HÀN

  • Các triệu chứng cảm lạnh như: Nhức đầu, trúng gió, sốt nhẹ, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho nhiều.
  • Khó khăn trong việc co duỗi và cử động, cứng khớp, đau xương khớp, thấp khớp.
  • Nhức mỏi toàn thân, đau nhức trong người.
  • Người bệnh bị suy nhược cơ thể, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon, có cảm giác khó tiêu, đau quặn bụng.
  • Mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện hoặc thay đổi màu phân, nước tiểu, chất thải có thể có mùi hôi khó chịu.

III. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA CẢM MẠO PHONG HÀN CÓ THỂ THỰC HIỆN TẠI NHÀ

Xông hơi: Khi bị nhiễm cảm mạo phong hàn, người bệnh có thể thực hiện xông hơi giải cảm, giúp cơ thể toát mồ hôi, xua đuổi tà khí và hỗ trợ cân bằng thân nhiệt hiệu quả. (Xông trong phòng kín, tránh gió lùa, trùm kín người. Không dùng cho trẻ nhỏ )

png

Cháo giải cảm: Ăn cháo nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi sẽ giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện các triệu chứng cảm mạo phong hàn. ( Không dùng phương pháp này này nếu đã ra mồ hôi )

png
Đánh cảm: ( Dùng gừng/ lá trầu không )
  • Chà xuôi 20 – 30 lần từ hai bên gáy xuống dọc hai bên bả vai, lưng, thắt lưng và giữa sống lưng.
  • Chà xuôi từ vai xuống phía ngoài cẳng tay mu bàn tay khoảng 20 – 30 lần.
  • Chà xuôi 20 – 30 lần từ phía sau đùi, phía ngoài đùi xuống cẳng chân, bàn chân.

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN

Cần có các bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền thực hiện & kê đơn.

– Châm cứu/ bấm huyệt: Có thể châm cứu, xoa bóp bấm huyệt các huyệt hợp cốc, khúc trì, phong trì. Nhức đầu day bấm huyệt Bách hội, Thái dương. Ho nhiều day bấm huyệt Xích trạch, Thái uyên. Ngạt mũi day bấm huyệt Nghinh hương. Đau cứng cổ gáy huyệt Lạc Chẩm, Liệt Khuyết, Phong Môn.
– Cứu ngải: Hơ điếu ngải vào các huyệt kể trên để gia tăng tác dụng tán hàn.
– Thuốc thang.
Scroll to Top
SAMPLE TITLE
sample short
sample heading lorem isump
FREE WHITEPAPER
Unlock the power of knowledge with our new whitepaper
“Elevating User Experience for Product Owners”