RỐI LOẠN TIC & HỘI CHỨNG Tourette Ở TRẺ EM

RỐI LOẠN TIC & HỘI CHỨNG Tourette Ở TRẺ EM

ĐIỀU TRỊ CASE “HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY” – KIÊN THỐNG

Có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy (thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ…) Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường do sai tư thế sinh hoạt ( ngồi quá lâu một tư thế, nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp, mang vác nặng...)

Tic được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói. Hội chứng Tourette được chẩn đoán khi trẻ có cả tic vận động và âm thanh kéo dài > 1 năm. Chẩn đoán là lâm sàng. Tic chỉ được điều trị nếu chúng ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc hình ảnh bản thân của trẻ; điều trị có thể bao gồm Can thiệp hành vi toàn diện đối với Tic và thuốc chủ vận alpha-adrenergic hoặc thuốc chống loạn thần.

TIC LÀ GÌ?

Tic được định nghĩa là các cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói.

Hội chứng Tourette được chẩn đoán khi trẻ có cả tic vận động và âm thanh kéo dài > 1 năm.

Tic khởi phát trước 18 tuổi (thường là từ 4 đến 6 tuổi); chúng mức độ nặng cao nhất ở tuổi từ 10 đến 12 tuổi và giảm trong giai đoạn thanh thiếu niên. Cuối cùng, hầu hết các tic tự biến mất. Tuy nhiên, ở khoảng 1% trẻ em, tic kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân chưa rõ, nhưng các rối loạn tic thường có tính gia đình. Ở một số gia đình, chúng xuất hiện trong một mô hình trội với mức độ thâm nhập không đầy đủ. 

BỆNH KÈM THEO

Bệnh lý đồng diễn là phổ biến.

Trẻ bị tic có thể kèm theo một hoặc nhiều vấn đề sau đây:

Rối loạn tăng động / giảm chú ý (ADHD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế  (OCD)

Rối loạn lo âu

Rối loạn học

Những rối loạn này thường gây ảnh hưởng lên sự phát triển và hạnh phúc của trẻ nhiều hơn so với tic. ADHD là chứng bệnh hay phối hợp cùng với tic nhất, và đôi khi tic xuất hiện lần đầu khi trẻ ADHD được điều trị bằng chất kích thích; những trẻ này có một xu hướng tiềm ẩn phát triển thành tic.

Thanh thiếu niên (và người lớn) có thể bị

Trầm cảm

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn xử dụng chất

PHÂN LOẠI RỐI LOẠN TIC

Các rối loạn Tic được chia thành 3 loại bởi hệ thống Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần, ấn bản lần thứ 5 (DSM-5):

  • Rối loạn tic tạm thời: Một hoặc nhiều tic vận động và/hoặc âm thanh biểu hiện < 1 năm.
  • Rối loạn tic kéo dài (mãn tính): Một hoặc nhiều tic vận động hoặc âm thanh (nhưng không có cả vận động và âm thanh) biểu hiện > 1 năm.
  • Hội chứng Tourette (hội chứng Gilles de la Tourette): Cả tic vận động và âm thanh kéo dài > 1 năm.

Các loại này thường hình thành một sự liên tục, trong đó bệnh nhân bắt đầu với rối loạn tic tạm thời và đôi khi đi đến rối loạn tic dai dẳng hoặc hội chứng Tourette. Trong tất cả các trường hợp, tuổi khi khởi phát phải < 18 tuổi, và rối loạn này không phải do các ảnh hưởng sinh lý của một chất (ví dụ cocaine) hoặc rối loạn khác (ví dụ: bệnh Huntington, viêm não sau khi nhiễm virus).

TRIỆU CHỨNG & DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN TIC

Bệnh nhân có xu hướng biểu hiện cùng một loại tic vào bất kỳ thời điểm nào, mặc dù tic có xu hướng thay đổi về loại, cường độ, và tần số qua một khoảng thời gian. Chúng có thể xảy ra nhiều lần trong một giờ, sau đó giảm bớt hoặc chỉ xuất hiện trong ≥ 3 tháng. Thông thường, tic không xảy ra trong khi ngủ.

Tic có thể là:

  • Vận động và/hoặc âm thanh
  • Đơn giản hoặc phức tạp

Tic đơn giản là một vận động hoặc âm thanh rất nhanh, điển hình không có ý nghĩa xã hội.

Tic phức tạp kéo dài hơn và có thể liên quan đến sự kết hợp các tic đơn giản. Tic phức tạp dường như có ý nghĩa xã hội (tức là những cử chỉ hoặc lời nói có thể hiểu được) và do đó dường như có chủ tâm. Tuy nhiên, mặc dù một số bệnh nhân có thể tạm thời ức chế tic trong một khoảng thời gian ngắn (vài giây đến vài phút) và một số nhận thấy một sự thúc giục trước khi thực hiện tic, tic không phải là hành động chủ động và không đại diện cho hành vi sai trái.

Sự căng thẳng và mệt mỏi có thể làm cho tic tồi tệ hơn, nhưng tics thường nổi bật nhất khi cơ thể được thư giãn, như khi xem TV. Tic có thể giảm đi khi bệnh nhân tham gia vào các công việc (ví dụ như các hoạt động tại trường học và khi làm việc). Tic hiếm khi ảnh hưởng tới sự phối hợp vận động. Tic nhẹ thường gây ra ít vấn đề, nhưng tic nặng, đặc biệt là chứng nói tục (hiếm), có thể gây nên những khuyết tật về thể chất và/hoặc xã hội.

Đôi khi tic khởi phát dồn dập, xuất hiện và trở nên không đổi trong một ngày. Đôi khi trẻ có khởi phát dồn dập và/hoặc liên quan với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiễm liên cầu – một hiện tượng đôi khi được gọi là chứng rối loạn thần kinh tâm thần tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng liên cầu (Pandas).  Nhiều nhà nghiên cứu không tin rằng PANDAS khác với phổ rối loạn tic.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TIC

 
** TÂY Y:
– Can thiệp hành vi toàn diện cho Tic (CBIT)
– Dùng thuốc chủ vận alpha-adrenergic hoặc thuốc chống loạn thần
– Điều trị các chứng bệnh phối hợp: Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tăng động / giảm chú ý, rối loạn học.
 
** ĐÔNG Y: Bên cạnh việc uống thuốc Tây y thì hiện nay chúng ta còn có các biện pháp hỗ trợ như châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt.
– Tác dụng của châm cứu: Các điểm châm cứu được cho là có tác dụng trong việc kích thích hệ thần kinh trung ương. Điều này sẽ giải phóng các chất hóa học vào cơ, tủy sống và não. Những thay đổi sinh hóa này có thể kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và thúc đẩy sức khỏe thể chất và cảm xúc.
– Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt: Cử động cơ nhanh liên tục kéo dài sẽ làm người bệnh bị đau mỏi cơ, co cứng cơ, Việc xoa bóp bấm huyệt ngoài giúp thư giãn các cơ bị co cứng.
 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *