ĐIỀU TRỊ CASE BỆNH “ĐAU THẦN KINH TOẠ " - Bác sĩ Thuỷ

ĐIỀU TRỊ CASE BỆNH “ĐAU THẦN KINH TOẠ “

ĐAU THẦN KINH TOẠ LÀ GÌ?

Đau thần kinh tọa là đau dọc theo dây thần kinh tọa. Nó thường là kết quả của sự chèn ép các rễ thần kinh thắt lưng ở lưng dưới. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm thoát vị đĩa đệm, gai xương và thu hẹp ống tuỷ sống (hẹp ống sống). Triệu chứng bao gồm đau lan từ mông xuống chân. Chẩn đoán đôi khi cần MRI hoặc CT. Có thể xác định vị trí tổn thương bằng điện cơ và điện dẫn truyền thần kinh. Điều trị bao gồm điều trị triệu chứng, đôi khi phẫu thuật, đặc biệt nếu có tổn thương thần kinh.

CÁC YÊÚ TỐ NGUY CƠ

* Chấn thương: Chấn thương vùng lưng dưới hoặc cột sống sẽ làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa.
* Lão hóa: Với quá trình lão hóa tự nhiên, các mô xương, đĩa đệm cột sống sẽ bị mài mòn dần, dẫn đến tổn thương hoặc chèn ép dây thần kinh do những thay đổi, dịch chuyển của xương, đĩa đệm và dây chằng.
* Thừa cân: Cột sống giống như một cần trục thẳng đứng, cơ bắp đối trọng. Do đó, trọng lượng cơ thể càng lớn, cơ lưng sẽ càng phải hoạt động nhiều hơn. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến căng cơ lưnG, gây tổn thương dây thần kinh tọa và một loạt các vấn đề khác.
* Thường xuyên nâng vật nặng: Những công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở thắt lưng, trong đó có chứng đau thần kinh tọa.
* Sai tư thế khi hoạt động thể chất: Dây thần kinh tọa dễ bị tổn thương khi tập luyện thể dục thể thao sai tư thế, đặc biệt là trong bộ môn nâng tạ.
* Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, bao gồm cả dây thần kinh tọa.
* Viêm xương khớp: Tình trạng viêm xương khớp có thể gây tổn thương cột sống và các dây thần kinh.
* Có lối sống lười vận động: Ngồi lâu, không tập thể dục sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và săn chắc của cơ bắp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc chứng đau dây thần kinh tọa.
* Hút thuốc: Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, làm yếu xương và đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm đốt sống.

BỆNH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Khoảng 80 – 90% trường hợp đã khỏi bệnh mà không cần can thiệp phẫu thuật. Khoảng một nửa trong số này hồi phục hoàn toàn trong vòng sáu tuần. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị:

* Dùng thuốc
* YHCT: Châm cứu, Thuỷ châm, Cấy chỉ, Bấm huyệt,..
* Vật lý trị liệu-PHCN: Điện xung, Siêu âm, Hồng ngoại, Kéo giãn CSTL

TRIỆU CHỨNG CASE BỆNH ĐIỂN HÌNH

Bệnh nhân Nữ – 54T

Nghề nghiệp: Nội trợ
 
** Triệu chứng: Bệnh nhân đến điều trị vì đau thắt lưng dữ dội sau khi cúi xách thùng nước lau nhà, đau lan dọc mặt sau đùi-cẳng chân-gót chân bên (T), kèm tê nặng 2 chân nhiều, đi lại xoay trở đau tăng, đêm đau nhiều không ngủ được. Ngoài ra, còn đau mỏi nhiều khớp gối 2 bên, đau âm ỉ liên tục, có tiếng lạo xạo khi cử động.
 
** Tiền căn: Thoát vị đĩa đệm CSTL tầng L4-L5, L5-S1 cách đây 5 năm. Thoái hoá CSTL. THK gối. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới. THA. Mãn kinh 3 năm.

PHÁC ĐỒ ĐÃ ĐIỀU TRỊ & KẾT QUẢ SAU 14 NGÀY

Phác đồ điều trị :

** Liệu trình: 21 Ngày
– Ngày 01 – 12 : Thuỷ châm + Điện châm + Chiếu đèn hồng ngoại vùng lưng + Xoa bóp bấm huyệt.
– Ngày 13 – 20 : Điện châm + Xoa bóp bấm huyệt + Chiếu đèn hồng ngoại vùng lưng.
– Ngày 21: Cấy chỉ + Xoa bóp bấm huyệt + Chiếu đèn hồng ngoại vùng lưng.
 
Kết hợp dùng thuốc Đông – Tây Y:
 
– Thuỷ châm: Nucleo CMP Forte
– Piascledine 300mg: 01v uống (Trưa)
– Venokern 500mg: 01v x 02 uống (Trưa-C)
– Độc hoạt tang ký sinh: 05v x 02 uống ( S-C)
– Huyết phủ trục ứ: 03v x 02 uống (S-C)
– Lục vị hoàn: 10v x 02 uống ( S-C )
 
** Kiêng cữ: Béo, ngọt, mặn, măng, cà, cay, đồ sống lạnh.
Sau 01 liệu trình BN giảm đau 70 – 80% 
 

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *